Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi hay nhất


Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi

Bài làm

Nguyễn Trãi không chỉ được biết đến là một vị anh hùng của dân tộc mà còn là một nhà thơ lớn. Một thi nhân trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống. Chính vì thế mà những sáng tác của ông đều gắn liền với cuộc đời mình. Bài thơ Cảnh Ngày Hè chính là một bài thơ được sáng tác khi ông về Côn Sơn ở ẩn. Qua đó bộc bạch những tâm sự khi bị vua nghi kị, tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên cùng với nỗi niềm tâm sự canh cánh trong lòng.

Bài thơ mở đầu bằng cách giới thiệu hoàn cảnh mà tác giả đang sống, đang hưởng thụ một cách bất đắc dĩ:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Một con người luôn nhiệt huyết với sự nghiệp của đất nước, lo lắng cho cuộc sống của nhân dân và luôn đắm chìm vào công việc nay lại phải từ bỏ tất cả để nhàn nhã hóng mát. Tuy nhiên đó không phải là điều mà Nguyễn Trãi mong mỏi lúc này. Ông muốn tiếp tục được cống hiến. Câu thơ không hề toát lên sự vui vẻ khi được hưởng thanh nhàn mà mang theo đầy rẫy những tâm sự của nhà thơ. “Thuở ngày trường”, nghĩa là rảnh rỗi hóng mát cả một ngày dài không có việc gì để làm. Câu thơ như trở nên kéo dài hơn với từ “trường” và cho người đọc cảm giác giống như một sự thở dài chứ không có nhiều vui sướng. Đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ khi mà xã hội thì ngày càng suy yếu mà một người vốn sục sôi nguyện vọng, ý chí của ông lại bị triều đình vui lấp nên đành từ quan về ở ẩn. Ngày dài hóng mát ấy vốn chẳng phải ước vọng của ông, nên dù cho ngồi hóng mát nhưng ông cũng không được thanh thản, nghỉ ngơi thực sự.

Xem thêm:  Phong tục lễ cưới hỏi Việt Nam

Đối lập với sự tù túng trong tâm hồn của ông chính là cảnh sắc thiên nhiên mùa hè tươi đẹp. Nguyễn Trãi đã tạm gác những muộn phiền để chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

cam nhan cua em ve bai tho canh ngay he cua nha tho nguyen trai hay nhat - Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi hay nhất

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Ngày Hè

Cảnh vật nổi bật bởi cây hòe với sắc lục “rợp giương”, trải rộng cả một không gian. Không gian có sức sống mạnh mẽ của cảnh vật bởi động từ “đùn đùn”. Tầm nhìn của nhà thơ càng ngày càng mở rộng ra, dần dần đưa mắt ra xa và thấy được sắc đỏ của thạch lựu và sắc hồng của những bông sen trông hồ. Tiếp tục là những động từ “phun”, “tiễn”. Không gian rộng mở với tràn ngập những sắc màu của những loài hoa tượng trưng cho màu hè. Không chỉ vậy mà ở đó còn có mùi hương thơm ngát của hồ sen. “Tiễn mùi hương” không phải mùi hương sắp hết mà là lan tỏa từ hồ sen rộng ra xung quanh đó. Cảnh vật trải dần từ gần ra xa cho thấy sức bao quát và gợi tả tinh tế của nhà thơ. Không chỉ thấy cảnh sắc đẹp, mùi hương thơm mà nhà thơ còn cảm nhận cả bằng thính giác đó là lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Những âm thanh được lắng nghe từ xa tới gần. Đó là âm thanh về sự sống của con người đến của tự nhiên. “Chợ” chính là một nơi tập trung dân cư sinh hoạt và nó cho biết cuộc sống hiện tại của nhân dân. Khi chợ đông đúc, nhiều hàng hóa nghĩa là cuộc sống của nhân dân ấm no, thái bình, thịnh trị. Chính từ “lao xao” đã cho thấy cuộc sống thái bình của những người dân chài, khung cảnh đông đúc nhưng lại không quá ồn ào và lại ở xa nên không làm mất đi sự yên tĩnh, hưởng thụ của tác giả. Âm thanh ấy như tạo nên mối liên kết giữa nhà thơ với nhân dân, khiến ông dù ở ẩn nhưng vẫn không tách rời hoàn toàn với quần chúng nhân dân. Song song với sự “lao xao” ấy chính là hình ảnh “lầu tịch dương” đang bao trùm bởi tiếng ve. “Lầu tịch dương”, một âm thanh quen thuộc của mùa hè.

Xem thêm:  Hãy hóa thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen

Thiên nhiên đã đem lại cho ông thêm niềm mãnh liệt về yêu thiên nhiên, yêu sự sống của con người. Ông càng thêm thưởng thức niềm vui cuộc sống thanh bình nhưng cũng không quên những nỗi riêng tư, sầu muộn, những canh cánh trong lòng vì dân vì nước:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Nguyễn Trãi đã sử dụng điển tích “Ngu cầm” để nói lên khát vọng của ông. Ngu cầm thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng trong lịch sử vì là những vị minh quân, đất nước thanh bình, thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn gảy lên để ca ngợi sự thanh bình, giàu đủ của nhân dân. Chính vì thế Nguyễn Trãi như muốn mượn hình ảnh ấy để ca ngợi sự ấm no của nhân dân hiện tại. Bên cạnh đó còn bày tỏ ước vọng thể hiện tinh thân nhân đạo cao cả đó chính là không chỉ muốn dân mình no đủ mà còn mong muốn cho cả nhân dân ở khắp mọi nơi.

Bài thơ Cảnh Ngày Hè đã cho ta thấy được những nỗi niềm tâm sự của nhà thơ Nguyễn Trãi. Qua đó còn làm nổi bật lên tình yêu quê hương đất nước, khát vọng lý tưởng cao cả của ông dù cho ông đang ở ẩn hay vẫn tại trốn quan trường.

Loan Trương

Bài viết liên quan