Cảm nhận của em về bài thơ Nam quốc sơn hà


Cảm nhận của em về bài thơ Nam quốc sơn hà

Hướng dẫn

Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Giọng thơ đanh thép hùng hồn. Đây là bài thơ dịch:

‘Núi sông Nam Việt vua Nam ở,

Vằng vặc sách trời chia xứ sở.

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?

Chúng mày nhất định phải tan vỡ!’

Bài thơ đã khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Đại Việt, căm thù lên án hành động xâm lược của giặc Tống, thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta.

Hai câu thơ đầu tuyên bố về chủ quyền của Đại Việt:

‘Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư’

Tác giả khẳng định núi sông nước Nam là đất nước ta, bờ cõi của ta, một nước có chủ quyền do Nam đế trị vì. Phương Bắc có Bắc đế thì phương Nam cũng có Nam đế. Hai chữ Nam đế biểu hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Nam đế tượng trưng cho quyền lực và quyền lợi của nhàn dân ta, một dân tộc có nền văn hiến rực rỡ lâu đời, một quốc gia có nền độc lập bền vững. Đó là sự thật lịch sử hiển nhiên. Không những thế, cương giới của Đại Việt, lãnh thổ, biên cương của Đại Việt đã được ghi rành rành trên sách trời. Hai chữ ‘thiên thư’ (sách trời) biểu thị một niềm tin thiêng liêng về núi sông nước Nam, về chủ quyền bất khả xâm phạm của Đại Việt:

Xem thêm:  Cảm nghĩ về bố của em lớp 7 hay nhất

‘Núi sông Nam Việt vua Nam ỏ,

Vằng vặc sách trời chia xứ sở’

Câu thơ thứ ba căm thù lên án giặc Tống xâm lược:

‘Như hù nghịch lổ lai xâm phạm?’

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?)

Hai chữ ‘cớ ¿'ức/Xnhư hà) là tiếng để hỏi, cũng là kết tội Quách Quỳ đem quân sang xâm lược nước ta, giết người, cướp của, âm mưu biến Đại Việt thành quận huyện của Thiên triều. Hành động ăn cướp của lũ giặc dữ man rợ là phi nghĩa, là làm trái ‘sách trời’. Giọng thơ vừa căm thù vừa khinh bỉ. Một lối nói hàm súc đanh thép.

Câu cuối bài thơ sáng ngời một niềm tin. Quân giặc phi nghĩa nhất định thất bại nhục nhã. Quân và dân ta có sức mạnh chính nghĩa, có tinh thần quyết chiến bảo vệ sông núi nước Nam nhất định chiến thắng:

‘Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư’

(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

Ba chữ ‘thủ bại hư’ (chuốc lấy thất bại) đặt cuối bài thơ đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đanh thép và hùng hồn. Chiến thắng sông Cầu – Như Nguyệt năn 1076 là sự minh chứng hùng hồn câu kết bài thơ ‘Nam quốc sơn hà’. Quách Quỳ và lũ tướng tá Thiên triều phải tháo chạy, hàng vạn giặc phơi xác trên chiến trường. Sông Cầu – Như Nguyệt đã đi vào lịch sử dân tộc bằng chiến công chói lọi.

Xem thêm:  Kể lại một câu chuyện cảm động.

‘Nam quốc sơn hà’là khúc tráng ca anh hùng. Nó cho thấy tài thao lược của Lí Thường Kiệt đã dùng thơ ‘Thần’ để đánh giặc. ‘Nam quốc sơn hà’ mang ý nghĩa lịch sử như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Đại Việt. Tinh cảm yêu nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Bài viết liên quan