Cảm nhận của em về đoạn trích Trao Duyên của Nguyễn Du


Đề bài: của em về đoạn trích Trao Duyên của Nguyễn Du

Bài làm

Trao Duyên chính là một đoạn trích rất hay và sâu sắc về tình cảm của Thúy Kiều dành cho chàng Kim. Qua đó ta như thấu hiểu sâu sắc hơn bi kịch của tình yêu đẹp mà nhân vật phải trải qua.

Chúng ta chắc hẳn đã rất quen thuộc với tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm viết về cuộc đời long đong, lận đận gặp nhiều bất hạnh của nhân vật Thúy Kiều. Đắng cây nhất của người con gái đó là không được ở bên người mình yêu, hơn nữa còn phải tự tay trao tình yêu đó cho người khác. Đó chính là tấn bi kịch mà Thúy Kiều phải chịu đựng vì chuộc cha và em trai mà phải theo Mã Giám Sinh, trao duyên lại cho em gái là Thúy Vân. Bài thơ chính là tình thế trớ trêu của cuộc đời ấy, bốn câu thơ đầu thể hiện tư thế của Kiều khi nhờ cậy em:

“Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Giữa đường đứt gánh

Keo loan chắp mối, tơ thừa mặc em”

Ngay đầu đoạn trích đã cho thấy việc mà Thúy Kiều muốn nhờ cậy em là một việc rất quan trọng. Chính Thúy Kiều cũng nhận thức được điều đó, nhận thấy được đây là một điều khó xử nhưng lại cần được sự đồng ý của em nên mới bày ra một tư thế thể hiện sự nghiêm trọng đó là “cậy em”, “lạy rồi sẽ thưa”. Kiều không bảo rằng “nhận lời” mà là “chịu lời” chính là hàm ý bắt người nghe phải tin nghe theo mình và không thể chối từ. Như chúng ta biết thì lạy và thưa là hành động của người bề dưới dành cho người bề trên nhưng Kiều lại là chị. Chỉ một câu “Giữa đường đứt gánh tương tư” đã khái quát cụ thể về tình thế mà Thúy Kiều đang gặp phải. Sau câu nói gợi mở ấy sợ rằng em sẽ từ chối nên Kiều đã kể về tình yêu của mình và sóng gió mà mình đang gặp phải:

Xem thêm:  Một số thanh niên hiện nay vẫn cho rằng: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”. Bạn hãy dùng lập luận bác bỏ để phản bác tư tưởng đó

“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kỳ

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

cam nhan cua em ve doan trich trao duyen cua nguyen du - Cảm nhận của em về đoạn trích Trao Duyên của Nguyễn Du

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao Duyên

Khi tình yêu đương lửa nồng nhưng “sóng gió” bất ngờ ập tới, giữa và chữ tình khiến cho Kiều bắt buộc phải chọn một chữ không thể trọn vẹn đôi đường. Đứng giữa hai ấy Kiều chỉ có thể chọn một và đó là chữ hiếu. Xét trong hoàn cảnh này thì chỉ còn em mới có thể giúp chị chữ tình kia:

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Kiều mong rằng tình nghĩa chị em sẽ khiến Vân nhận lời mà bén duyên với chàng Kim. Có như vậy thì dù trải qua chuyện gì, dù cho có “thịt nát xương tan” thì vẫn “ngậm cười chín suối”. Để thêm phần chắc chắn và dứt khoát thì Thúy Kiều đã đưa ra những kỷ vật tình yêu của mình để trao cho em gái:

“Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung

Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy, so tờ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị vè

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”

Những kỷ vật tượng trưng cho tình yêu giữa Thúy Kiều với Kim Trọng, những lời thề ước thiêng liêng thì nay Thúy Kiều lại phải mang ra để thể hiện thái độ dứt khoát của chính mình, sự khẳng định giữa tình cảm và lý trí thì Kiều đã chọn bên nào. Tâm trạng Kiều chất chưa đầy mâu thuẫn và khi đã có sự dứt khoát thì Kiều đành gửi lời cuối cho Kim Trọng:

Xem thêm:  Bàn về Hai Bà Trưng

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây”

Giống như một lời tiễn biệt với chàng Kim, với mối tình của chính mình. Đồng thời cũng là tiếng than về thân phận mình của Kiều “phận sao phận bạc như vôi”, tiếng lòng của Thúy Kiều khiến cho người đọc không khỏi xót xa, thổn thức. Lạy trăm nghìn cái với người tình quân đã thể hiện lời chân thành nhất, lời tạm biệt đầy xúc động trước khi chia ly. “Nước chảy hoa trôi lỡ làng” chính là tình cảnh lúc này mà Thúy Kiều đang cảm nhận được rõ ràng thực tại khốc liệt và tiếng gọi tha thiết “Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang” như vang vọng mãi.

Đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều là một trong những đoạn trích ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ nói lên tình cảnh éo le của Kiều mà còn lột trần bộ mặt thật của xã hội phong kiến đầy bất công đã vùi dập biết bao tình yêu đẹp, biết bao hạnh phúc của bao người. Qua đó ta cũng thấy được tình yêu chân thành và chan chứa đầy nỗi xúc động của nàng Kiều với Kim Trọng.

Loan Trương

Bài viết liên quan