Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay nhất


về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm

Trước thế cuộc đảo điên, không ít người tài ba rời bỏ chốn quan trường lui về ở ẩn, một trong số đó phải kể đến Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không chỉ là một người tài hoa kiệt xuất với những tác phẩm để đời, những lời sấm truyền nổi danh mà còn là người có nhân cách cao thượng. Cũng bởi thế bài thơ “Nhàn” được ông sáng tác khi lui về ẩn cư đã để lại triết lý sâu xa về cuộc đời .

Từ “Nhàn” đặt cho tiêu đề bài thơ không phải là sự rảnh rỗi, vô công rỗi nghề mà là cái nhàn của tâm thức, của con người lánh xa thế sự hỗn loạn, cái nhàn của người nhìn đời bằng cái nhìn thấu đáo. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm có viết

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Trước hết, tác giả sử dụng điệp từ “một” với nghệ thuật liệt kê các sự vật “mai, cuốc, cần câu.” Đó là những vật dụng quen thuộc gắn với người nhà nông bình dị. Tuy rằng đó là những sự vật gợi nhắc đến công việc nặng nhưng qua ý thơ của thi nhân, nó như trở thành những món đồ để phục vụ bình đạm thường ngày. của người thi nhân nơi thôn dã như trừ bỏ những thứ ồn ào, phiền loạn của thế giới xung quanh, yên bình với việc cày cấy, câu cá để tận hưởng sự an nhàn của tâm thức. Từ láy “thơ thẩn” xuất hiện đầu câu thứ hai như thả ý thơ vào trạng thái ung dung, tự tại, thoải mái và êm ái của . Khung cảnh yên bình nơi xóm núi hiện ra với sự vật, con người ở đó như một bức tranh cổ phong đẹp đẽ, thoáng đãng và phóng khoáng. Con người nơi ấy “thơ thẩn”, thơ thẩn trước thời cuộc, biến động và yên tâm với thú vui nhàn tản nơi thôn quê. “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”, câu thơ toát lên một sự thanh tao không nhuốm ý niệm của trần thế. Đó cũng là nghệ thuật đối lập đầy độc đáo được sử dụng, trong này người “thơ thẩn” ung dung mặc kệ ngoài kia phù phiếm, xa hoa, chìm đắm trong những hoan vui tầm thường, xa xỉ. Hai câu đề mở ra khung cảnh điền viên ấm cúng, con người nổi bật với thế giới ung dung, lạc quan và thanh thản nơi tâm hồn.

Xem thêm:  Dàn ý suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương

Tiếp đó, hai câu thực khái quát rõ nét triết lý nhân sinh của thi nhân về cuộc đời về con người

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn

Nghệ thuật tiểu đối, đối từ, đối ý, đối câu đã được thi nhân sử dụng tinh tế chỉ trong hai câu thơ “dại – khôn”, “vắng vẻ – lao xao”. Người với ta, hai đại từ xuất hiện ở hai câu thơ phân biệt đã là sự đối lập rõ ràng về tư tưởng. Người với ta khác biệt, cũng như quan niệm sống của hai phía không thể tương đồng. Nơi ta tìm tới là “nơi vắng vẻ” với thú vui điền viên, cuộc sống nhàn tản không tranh đoạt, nơi con người với thiên nhiên hòa cùng một nhịp. Còn nơi người đến là “chốn lao xao”, chốn quan trường tranh đua, cướp giật, của những danh lợi ghen ghét hãm hại lẫn nhau. Lối nói ngược của tác giả đã làm nên tiếng cười của sự châm biếm, mỉa mai, dại mà hóa khôn mà khôn lại thành dại. Khôn đâu mà tìm đến phiền não, khổ sở, suốt ngày đắm chìm trong những toan tính thiệt hơn để rồi nhúng bản thân vào những thói hư tật xấu, tham lam dục vọng không kể xiết, không biết đâu là đủ. Dại gì mà có thể an nhiên tự tại, không cần phiền não, không tính thiệt hơn, gột sạch được bản thân, đắm chìm với thiên nhiên không chút bùn nhơ thế tục. Hai câu thơ nhẹ nhàng mà thấm thía, như sự cảnh tỉnh con người trước những dục vọng của bản thân và lôi cuốn của cuộc đời. Đó còn là sự khẳng định cách sống thanh cao, xa lìa cám dỗ của danh lợi chốn quan trường, là triết lý sống nhàn thực sự mà thi nhân muốn gửi gắm.

Xem thêm:  Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán

cam nhan ve bai tho nhan cua nguyen binh khiem hay nhat - Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay nhất

Cảm nhận về bài thơ Nhàn

Triết lý ấy xuất phát từ sự giác ngộ về cuộc đời, tác giả còn muốn hướng đến cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên sống thuận theo trời đất qua hai câu luận

Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.

Nhắc tới “măng trúc, giá, sen, ao” người ta sẽ liên tưởng đến cuộc sống nơi thôn quê bình dị êm đềm. Những vật có sẵn, những hình ảnh đã ăn sâu vào cuộc đời của người nông thôn trở nên quen thuộc, là biểu trưng cho một cuộc sống thanh bình của con người. Xuân, hạ, thu, đông bốn mùa luân chuyển, mùa nào thức nấy. Mùa thu ăn măng trúc, mùa đông ăn giá. Cuộc sống “nhàn” yên bình nhẹ nhàng là thuận theo tự nhiên, không đòi hỏi về thức ăn, chốn ở, sinh hoạt hàng ngày. Dù tắm hồ sen hay tắm ao, sự thanh bạch của lòng người cũng không vì thế mà biến mất. Việc hòa nhập với thiên nhiên không chỉ hoàn thiện sự an nhàn trong cuộc sống mà con trong tư tưởng, không mong cầu, vu lợi, không đòi hỏi, sân si. Ý thơ nổi bật sự đồng điệu về tâm thức của con người với thiên nhiên. Bốn mùa tươi đẹp với những thức ăn bình dị là cuộc sống chan hòa với trời đất của con người. Hiếm ai có thể bỏ qua cám dỗ của kinh thành lui về ở ẩn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng vì thế mà cuộc sống “nhàn” không phải là thứ ai cũng dễ dàng làm được. Điều đó đã khẳng định nhân cách tuyệt vời của con người đang hướng tới một triết lý sống thanh cao, tự tại.

Và rồi thi nhân kết lại hai câu với giọng thơ nhẹ tênh và sảng khoải


Rượi đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Mượn điển tích về giấc mộng Nam Kha, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khẳng định một triết lý sâu xa về cuộc đời con người. Vạn vật phù phiếm, của cải, vật chất, công danh, quyền quý đều chỉ như một giấc mộng hoàng lương, đẹp đẽ đến mấy, rực rỡ đến mấy có được rồi cũng có lúc chúng phải suy tàn. Cũng như cuộc đời con người khi khi chết rồi không mang được thứ gì theo hết. Trải qua cả cuộc đời, cảm nhận được những được mất mà quan trường, phồn hoa đem lại, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới có thể có một cái nhìn đầy khách quan về cuộc đời như vậy. Mấy ai thoát được cám dỗ của thế gian mà thấu rõ lẽ đời, giữ được sự thanh khiết thuần túy của mình. Tìm đến cái say để có thể tỉnh lại, đó không chỉ là cái tài của thi nhân mà còn là nghệ thuật đặc sắc khi kết lại bài thơ. Những chiêm nghiệm trong cuộc đời muốn có được phải trải qua rồi ngộ ra, triết lý sống “nhàn” không phải là trốn tránh thế sự mà là sự mong mỏi tìm được lối thoát đúng đắn, sự “nhàn” thật sự trong tâm tưởng của con người.

Xem thêm:  Ai trong đời hẳn đã có ít nhất một lần đi khám bệnh. Hình dung của bạn về nghề thầy thnốc

Cả bài thơ toát lên một vẻ đẹp hoàn mỹ trong thế giới của tao nhân mặc khách, triết lý nhân sinh hướng tới việc thoát khỏi vòng luẩn quẩn trong cám dỗ cuộc đời. Tác giả đã vô cùng thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đối lập, ngôn từ giản dị nhưng không kém phần tinh tế, nhịp thơ linh hoạt, điển tích điển cố… đã làm nên cái riêng rất hoàn mỹ của bài thơ.

Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang theo tư tưởng cá nhân và thế giới quan đầy mới lạ trong hàng loạt những tác phẩm thi ca trung đại hướng đến lòng yêu nước, trung thành… Đó là một hơi thở mới về triết lý sống thanh tao, giản dị trước thời cuộc hỗn loạn, đảo điên. Khép lại bài thơ, dư âm của nó vẫn âm vang đến muôn đời về quan niệm của một bậc đại trí, vinh hoa làm nhiễm bẩn nhân cách chỉ là phù du, phải biết tìm lấy hướng đi đúng giữ lại sự trong sạch cho chính mình.

Ngọc Huyền

Bài viết liên quan