Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương hay nhất


Đề bài: về bài thơ Thương Vợ của Trần

Bài làm

Thơ ca xưa khi nói về thân phận người phụ nữ thì hầu hết là từ những nữ thi sĩ khi có sự đồng cảm giữa thân phận của bản thân với thân phận của những người phụ nữa khác cùng thời trong xã hội. Những lời thơ viết về phụ nữ đã vốn ít, mà viết về người vợ thì càng hiếm hoi hơn. Chính vì thế với nhà thơ hay còn được gọi là Tú Xương thì là một trường hợp đặc biệt.

Trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình, Tú Xương đã nhắc đến và viết khá nhiều bài về vợ của mình. Một trong số đó chính là bài thơ Thương Vợ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Vốn là một trong những nhà thơ trào phúng xuất sắc trong thơ ca trung đại Việt Nam nên dù viết về vợ nhưng ông cũng có sự kết hợp giữa trữ tình với trào phúng đậm chất dân gian nhưng cũng rất cảm động. Nhan đề bài thơ đã khái quát tình cảm mà ông Tú dành cho vợ của mình đó chính là sự thương yêu nhưng trong đó cũng hàm chứa nhiều tình cảm khác mà khi người đọc đọc cả bài thơ lên mới thấu hiểu được.

Xem thêm:  Bàn về Hai Bà Trưng

cam nhan ve bai tho thuong vo cua tran te xuong hay nhat - Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương hay nhất

Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ

Mở đầu bài thơ ông đã có sự rất đặc sắc về hoàn cảnh của gia đình cũng như sự vất vả của vợ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Công việc của bà Tú chính là buôn bán và công việc này không chỉ trong ngày một ngày hai mà đã rất lâu nay rồi. Điều này được thể hiện qua từ “quanh năm”. Nơi mà bà Tú buôn bán chính là ở “mom sông”. Chúng ta có thể liên tưởng tới một bãi đất trống sát với mép nước và có ba bề tiếp xúc với mặt nước. ta có thể thấy được đó là một nơi rất chênh vênh, nguy hiểm ấy vậy mà bà Tú đã phải ở đó buôn bán quanh năm mặc cho mưa nắng. Ngày nắng đã đành còn những ngày mưa thì đó quả là một nơi rất nguy hiểm, vừa trơn trượt vừa lo lắng nước sông dâng cao. Khi đọc câu thơ thứ nhất này chắc hẳn độc giả sẽ thắc mắc “Tại sao bà Tú lại phải vất vả như vậy?”. Đến câu thơ thứ hai Tú Xương đã lý giải nguyên nhân:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Một người phụ nữ nhỏ bé nhưng trên lưng lại là gánh vác cả một gia đình. Đó không phải là một hai người con mà những năm người con. “Một chồng” được tách riêng chứ không nói rằng sáu miệng ăn mà tách đôi. Mọi người có thể hiểu ngay được việc nuôi năm đứa con thì có lẽ còn đơn giản hơn, ít tốn kém hơn một ông chồng. Tế Xương đã nhận ra điều đó và xếp riêng mình chứ không gộp chung với các con.

Xem thêm:  Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời

Đến hai câu thơ tiếp theo nhà thơ đã thể hiện tình thương yêu đối với vợ bằng cách miêu tả thực:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Thơ ca hay trong văn học dân gian thường ví thân phận người với hình ảnh con cò. Tú Xương mượn hình ảnh thân cò để nói về bà Tú, làm nổi bật lên sự vất vả, cực nhọc của bà Tú. Phép đảo ngữ kết hợp với từ láy “lặn lội”, “eo sèo” càng làm cho ta thấu hiểu được sự vất vả, cực nhọc vì kiếm sống không chỉ nuôi bản thân mà còn gánh vác cả gia đình. Hình ảnh người vợ một thân một mình lặn lội nơi quãng vắng, buổi đò đông là những khoảnh khắc đáng thương nhất, cũng đáng ái ngại nhất.

Bốn câu thơ đầu là ông Tú nói về hoàn cảnh cũng như nỗi vất vả, gan truân của vợ thì đến hai câu tiếp theo như một lời than thân, trách phận vang lên từ bà Tú:

“Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Duyên thì chỉ một mà nợ những gấp đôi. Cái duyên âu cũng là số mệnh của cả một kiếp người. Vì là số phận nên đành chấp nhận. “Dám quản công” không chỉ là có ý nghĩ của sự chịu đựng mà còn mang ý khiêm nhường. Có thể thấy được sự hi sinh thầm lặng của người vợ, người mẹ cao cả đến nhường nào. Chính sự than vãn đó, sự thấu hiểu ấy khiến nhà thơ không thể kìm nén, yên lòng được mà thốt lên câu mỉa mai chính bản thân mình:

Xem thêm:  Dàn ý biểu cảm về cây phượng sân trường em

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Bài thơ Thương Vợ không chỉ là bài thơ mà tác giả bày tỏ tình yêu thương, sự cảm thông với người vợ của mình. Mà bài thơ còn là lời chế giễu, tự cười chính mình khi bản thân ăn ở bạc bẽo, không những không giúp gì được cho vợ con mà còn là kẻ ăn bám, là gánh nặng của vợ.

Loan Trương

Bài viết liên quan