Nêu cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng hay nhất


Đề bài: Nêu về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Bài làm

Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp với tác phẩm nổi bật nhất chính là truyện ngắn Làng. Nhân vật chính của truyện chính là nhân vật ông Hai, một lão nông dân hiền làng, chất phác, yêu làng, yêu nước.

Nhân vật ông Hai cũng giống như hàng triệu người nông dân khác. Đồng thời đây là một nhân vật để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc. Ông Hai là một người chăm chỉ “Ở quê ông làm suốt ngày, không mấy lúc chịu ngơi chân, ngơi tay”. Ông làm rất nhiều việc, từ đi cày, đi cuốc, đan rổ.. ông đều làm rất khéo, rất giỏi. Đặc biệt ông là một người sống qua hai chế độ. Trước khi đến với cách mạng ông vốn mù chữ nhưng sau đó ông được học ở lớp “Bình dân học vụ” và biết đánh vần.

Ông là người gắn bó với với làng quê và tư hào về làng chợ Dầu. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả rất hay về tình yêu làng của ông. Ông tự hào vì về cái sinh phần tổng đốc, đi đâu cũng khoe, gặp ai ông cũng khoe. Thậm chí khi đi tản cư thì cái nết khoe làng của ông cũng không thay đổi. Từ ngày cách mạng thành công, ông Hai vẫn yêu làng nhưng ông không khen về cái sinh phần như trước kia nữa. Cái sinh phần mà khiến ông mang thương tật khi bị bắt làm phu xây trong cái lăng ấy. Bây giờ sau khi được giác ngộ ông mới cảm thấy đáng lẽ mình không nên khoe, không nên “hả hê cả lòng” để rồi bây giờ cảm thấy đó là nỗi đau, nỗi nhục. Nhà văn Kim Lân đã viết với giọng văn châm biếm nhẹ nhàng nhưng để lại giấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về cách ứng xử

neu cam nhan ve nhan vat ong hai trong truyen ngan lang hay nhat - Nêu cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng hay nhất

Nêu cảm nhận về nhân vật ông Hai

Chúng ta có thể thấy được trong của ông Hai đã có sự thay đổi về nhận thức. Từ yêu làng bằng việc khoe cái sinh phần thì giờ ông lại thù nó. Ông yêu cái làng Dầu và hăng hái tham gia vào kháng chiến. Quyết tâm kháng chiến và ông luôn tin tưởng về sự lãnh đạo sáng suốt của Bác Hồ. Khi vợ con của ông đi tản cư thì ông vẫn quyết ở lại cùng mọi người “đào đường, đắp ụ”. Cho đến khi hoàn cảnh thúc ép, cực chẳng đã nên ông mới phải theo vợ con đi tản cư.

Nếu như trước kia ông nói nhiều, hăng hái và hòa đồng với mọi người thì từ ngày đến nơi ở mới tính nết của ông cũng thay đổi. Ông Hai trở nên lầm lì, thậm chí là cáu gắt với vợ con. Có lẽ do những chất chứa về quá khứ và hiện tại khiến ông có nhiều tâm sự và cũng trở nên nóng nảy hơn. Ông cảm thấy vô cùng đau khổ: “Chúng mày làm khổ ông! Chúng mày làm khổ ông vừa chứ! Ông giết hết, ông thì giết hết”. Nhưng vì hiểu rõ tính nết ông vốn cũng chỉ là một người nông dân hiền lành, chất phác nhưng lại có tình yêu làng, yêu nước mãnh liệt nên ta phần nào cảm thông cho sự u uất của ông.

Thế rồi trong lúc ông đang hồ hởi với những chiến tích của cuộc kháng chiến thì hay tin dữ. Đó chính là tin cả làng Dầu “Việt gian theo Tây…”. Lúc này Kim Lân đã thực sự thành công khi miêu tả tâm lý của nhân vật với nỗi giằng xé, nội tâm day dứt của ông. “Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được, một lúc lâu mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi”. Thế mới có thể thấy yêu làng của ông sâu sắc đến nhường nào. Sau khi nghe tin dữ ấy, ông tủi nhục cúi gằm mặt mà đi. Khi trở về thì nằm vật ra giường, nước mắt cứ trào ra. Ấy rồi sự tủi nhục phát ra thành tiếng chửi thề một cách chua chát. Thậm chí ông còn nghĩ ra những tình huống xấu mà ông sắp phải chịu đựng, ông sợ mụ chủ nhà, rồi ông nghĩ quẩn. Nhưng rồi ông lại rất kiên quyết: “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Qua những diễn biến tâm lý của nhân vật cho ta thấy được rằng ông Hai yêu làng sâu sắc nhưng ông đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng. Đặc biệt là đoạn đối thoại giữa ông với đứa con nhỏ:

Xem thêm:  Đọc Hồi trống cổ Thành trích Tam Quốc diễn nghĩa – La Quán Trung.

– “À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?”

– “ Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”

Càng yêu làng bao nhiêu thì cái tin làng Việt gian theo Tây càng khiến ông đau đớn bấy nhiêu. Cũng chính vì lẽ đó mà khi tin dữ ấy được cải chính thì người sung sướng nhất cũng là ông Hai. Ông lại trở về với hình ảnh ông Hai ngày xưa, tươi vui, rạng rỡ và “khoe” về làng của mình.

Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã đưa người đọc tới nhiều cung bậc cảm xúc. Qua đó ta thấy được một tình yêu làng, yêu nước giản dị mà chân thành, tha thiết.

Loan Trương

Bài viết liên quan