Phân tích bài thơ Bài Ca Ngất Ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Đề bài: Phân tích bài thơ Bài Ca Ngất Ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Bài làm
Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong nửa đầu thế kỷ XIX ở nước ta. Ông là một người có tài kinh bang tế thế, văn chương lỗi lạc và có cuộc đời thăng trầm. Dù lúc ở đỉnh cao danh vọng hay lúc sóng gió, thăng trầm thì ở Nguyễn Công Trứ luôn luôn có khát vọng phi thường, hăm hở chí nam nhi trong trời đất. Bài thơ Bài Ca Ngất Ngưởng chính là bài mang phong cách rất riêng của ông.
Bài thơ không chỉ là sự cắt nghĩa, lý giải sự ngất ngưởng của mình mà còn như một lời tự thuật về chính cuộc đời của nhà thơ. Ngay câu thơ mở đầu ông đã nêu quan niệm sống của mình:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
Câu thơ cho ta hiểu thêm tâm thế của một nhà nho chân chính đó là mọi việc trong vũ trụ chẳng có việc nào không phải phận sự của ta. Ông đã lĩnh hội được bổn phận của phận làm trai trong thiên hạ, xác định được vị trí của mình trong cuộc đời. Có người cho rằng đó là một điều đơn giản nhưng đâu hay rằng có người sống đến cuối đời cũng không biết mình đứng ở đâu giữa thế giới rộng lớn này, mình cần phải làm gì để chứng minh sự tồn tại của mình. Có những người sống bi quan, không có lý tưởng cho riêng mình. Ấy nhưng Nguyễn Công Trứ hoàn toàn khác ông đã nhận ra ngay từ sớm và phấn đấu theo quan niệm sống tích cực của chính bản thân. Ông luôn ý thức được vai trò của mình và không hề ngần ngại thể hiện cho người khác thấy được bản ngã của chính mình:
“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi thủ khoa, Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”
Phân tích bài thơ Bài Ca Ngất Ngưởng
Hi Văn chính là tên mà ông tự xưng danh và nhà thơ đã tự khẳng định “tài bộ” của mình. Khi tìm hiểu về cuộc đời của ông ta mới thấy được Nguyễn Công Trứ thực sự là một người vừa có thực tài vừa có thực danh. Chuyện học hành thi cử của ông giống như một con đường thênh thang, rộng mở với việc ông đỗ thủ khao và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. Nắm trong tay “tài bộ”, với thao lược chính vì thế ông mới có đủ tư cách “ngất ngưởng” với đời, một con người hơn đời, đứng trên cao trong thiên hạ. Chính cách ngắt nhịp kết hợp với giọng điệu hào hùng đã cho ta thấy cốt cách phi thường, chí khí mạnh mẽ của nhà thơ. Ông có thể tiếp tục ngất ngưởng với đời vì ông có những thứ mà khiến chính ông tự hào về mình:
“Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”
Đó chính là minh chứng chân thực cho tài năng của ông. Cũng từ đó ông mới tự tin thể hiện bản ngã của mình:
“Độc môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
Trở lại với cuộc sống đời thường thì ông vẫn hành động một cách khác đời thường như để chế giễu đời, để bộc lộ sự ngất ngưởng của mình. Từng là một vị quan với ngựa xe, lõng vọng nay lại cười bò và cho bò đeo đạc ngựa. Không chỉ người mà ngay cả bò cũng ngất ngưởng không kém chủ nhân của nó. Tiếp nối hình ảnh đó là tám câu thơ làm nổi bật lên sự ngất ngưởng của ông:
“Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
Nguyễn Công Trứ sống hết mình, làm việc hết mình và chơi cũng hết mình. Ông là một nhà Nho nhưng cũng từng là một vị tướng từng xông pha trận mạc ấy vậy lại có khi trở về cuộc sống bình thường “nên dạng từ bi”. Câu thơ như một lời tự trào về chính mình, ông bất chấp tất cả để giễu cợt chính bản thân mình. Một hình ảnh không gò bó với bất cứ một khuôn mẫu nào và hình ảnh “bụt cũng nực cười” giống như lời khen chê mà thiên hẹ khi nhìn về ông:
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong"
Khi đã thoát ra khỏi vòng danh lợi thì đối với ông việc được mất hay người đời khen chê chẳng xá vào đâu. Ông bỏ ngoài tai tất cả những gì người đời nói về ông, những lời thị phi bên ngoài mà sống một cuộc sống thảnh thơi, vui thú:
“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục”
Cuối cùng là lời khẳng định của ông về chính mình, ngất ngưởng nhưng là một trung thần, là người làm trọn đạo vua tôi:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo xơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
Bài Ca Ngất Ngưởng đã cho ta thấy được khí phách và quan niệm sống lạc quan của một người “tài bộ” trong lịch sử. Bài thơ không chỉ đem lại cho chúng ta tiếng cười hài hước, dí dỏm mà còn cho thấy phong cách thơ đặc sắc, một con người ngất ngưởng, ngạo nghễ với đời.
Loan Trương