Phân tích bài thơ Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật


Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Bài làm

Hình ảnh người lính trong kháng chiến đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn Việt Nam. Tuy nhiên, khai thác mảng đề tài quen thuộc ấy, Phạm Tiến Duật lại có những phát hiện và cách biểu đạt rất riêng trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính”.

Phạm Tiến Duật sinh ra ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm nghề dạy học. Theo tiếng gọi Tổ quốc, Phạm Tiến Duật “xếp bút nghiên” lên đường nhập ngũ. Trong khoảng thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch. Vừa chiến đấu, ông vừa sáng tác thơ ca. Như vậy, Phạm Tiến Duật thuộc lớp người nhà văn – chiến sĩ. Thơ ông luôn nói về gian lao bằng cái nhìn lạc quan, sáng ngời. Giọng thơ luôn vui tươi, dí dỏm nên độc giả rất ưa thích đọc thơ ông.

Tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tác giả đã tạo nên hình ảnh rất đặc biệt – những chiếc xe không kính. Qua đó khắc họa hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn vừa hiên ngang, dũng cảm vừa lạc quan, yêu đời.

Xem thêm:  Bài văn mẫu lớp 9: Thuyết minh thành Cổ Loa - một di tích, thắng cảnh ở Đông Anh, Hà Nội

Mở đầu bài thơ, tác giả giải thích ngay cái tiêu đều cũng như lí do xuất hiện chiếc xe “không kính”:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

 

Người chiến sĩ trên chiếc xe đặc biệt ấy thì:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng”

Bom đạn chiến tranh khiến chiếc xe cũng không còn nguyên vẹn hình dáng của nó nữa, ấy vậy mà người chiến sĩ ấy vẫn cứ “ung dung” như không hề có gì to tát. Họ cứ tiếp tục tiến thẳng trên con đường đi, con đường chiến đấu của mình.

phan tich bai tho bai tho ve tieu doi xe khong kinh cua pham tien duat - Phân tích bài thơ Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Em hãy phân tích bài thơ “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Và vì xe không có kính, nên:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái…”

Nhờ chiếc xe không kính mà mọi cảnh vật trước mắt rất tự nhiên và chân thực. Chân thực tới mức có thể “nhìn thấy” cả gió trời, thấy cả sao trời, cánh chim tít trên cao như “sa” và “ùa” vào buồng lái, còn con đường phía trước như “chạy thẳng vào tim”.

“Không có kính ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Xem thêm:  Phát biểu cảm nhận của em về hiệu quả nhạc tính trong những câu thơ sau: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: - Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” (Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)

Không có kính ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”

Gió bụi tuy là của hiện thực nhưng tượng trưng cho những gian khổ, thử thách mà các chiến sĩ lái xe phải vượt qua trên suốt chặng đường ra mặt trận. Bụi khiến người lính như già dặn hơn, phủ trắng lên mái tóc xanh khiến họ “như người già”. Thế nhưng họ vẫn rất lạc quan, yêu đời và hóm hỉnh nhờ cái “cười ha ha”.

Hết bụi lại tới mưa, những trận mưa “xối” mạnh khắc nghiệt. Không có kính chắn nên họ ướt hết. Nhưng nó cũng chỉ là khó khăn vụn vặt mà thôi cũng như chiến tranh có tàn khốc thì cũng không làm họ chùn bước, lung lay ý chí chiến đấu.

Và trong cuộc chiến tranh ấy, tình cảm đồng chí, đồng đội lại càng trở nên gắn bó, thân thiết hơn:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua của kính vỡ rồi”

Từ khắp các ngả đường, những chiếc xe không kính tụ hội về đây, họ kể cho nhau nghe những chặng đường mà mình đã đi qua. Xe không kính còn có một tác dụng bất ngờ khác, đó là người lính có thể “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Chi tiết ấy thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt với nhau của các chiến sĩ lái xe.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Chuyện người con gái Nam Xương

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”.

Không phải anh em ruột thịt nhưng họ lại là những người đồng đội cùng chiến đấu với nhau, cùng chung một bếp, bát đũa chung đôi. Họ gọi nhau là một gia đình.

Tình cảm ấy trở thành sức mạnh lớn lao, vì thế thực tại cũng vơi bớt phần nào sự khắc nghiệt:

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Bài thơ khép lại bằng hình ảnh những chiếc xe bon bon tiếp tục chuyến hành trình vào Nam cứu nước. Họ không có một chút nề hà, chùn bước mà cứ chạy thẳng con đường Trường Sơn – con đường của lí tưởng.

Bằng nghệ thuật miêu tả chiếc xe không kính độc đáo, khắc hoạ hình ảnh người lính sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng. Tạo nên chất khoẻ khoắn mà rất lãng mạn của tác phẩm. Qua tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” tác giả thể hiện tình yêu mến với đồng đội  cũng là tình yêu quê hương đất nước thiết tha.

Hoài Lê

Bài viết liên quan