Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi hay nhất


Đề bài: Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi

Bài làm

Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng, một danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho văn đàn Việt Nam rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Ngoài tác phẩm Bình Ngô đại cáo, một tuyệt tác được xem như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc thì ông còn nhiều sáng tác khác viết về cảnh đẹp quê hương, , về vẻ đẹp tâm hồn của một thi nhân lớn của dân tộc. Một trong số đó chính là bài thơ Cảnh Ngày Hè.

Cảnh Ngày Hè được viết trong khi ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn khi bị bề trên nghi kỵ. Tại đây ông tận hưởng một chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên vốn là một người luôn một lòng hướng về dân về nước nên ông vẫn không tránh khỏi nỗi lòng thế sự, khát khao cháy bỏng cống hiến vì nhân dân. Bài thơ được mở đầu bằng một hoàn cảnh an nhàn của người cư sĩ ở ẩn:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Ý thơ kết thúc bởi từ “trường” như kéo dài cả bài thơ, cả cuộc “hóng mát”. Những vẫn thơ liên kết với nhau giống như tiếng thở dài của chủ thể trữ tình. Nhà thơ nói về sự hưởng thụ cuộc sống đó là ngồi hóng mát nhưng lại không đem đến cảm giác an nhàn, tự tại. Từ “ngày trường” giống như giãi bày nỗi chán chường của những ngày dài vô vị. Những ngày tuy được vui vầy với thiên nhiên nhưng lại không hề thư thái, không được làm những gì mình mong muôn để cống hiến cho đời. Có thể đây chính là khởi nguồn của nỗi bực dọc sau này.

Xem thêm:  Thuyết minh cái phích nước

phan tich bai tho canh ngay he cua nguyen trai hay nhat - Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi hay nhất

Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè

Ấy vậy, đứng trước thiên nhiên tươi đẹp, tất cả những buồn phiền, bực bội đều được đè nén lại:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Chỉ với ba câu thơ ngắn ngủi nhưng đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và chan chứa sức sống mãnh liệt. Trước tiên là hình ảnh cây hòe với màu xanh lục, màu xanh không chỉ ở vài điểm nhỏ mà “đùn đùn” giống như đang có sự chuyển động ngay trong nó và trải cả một vùng không gian rộng lớn. Màu lục của hòe giống như rợp cả đất trời. Đó là một cái nhìn rộng, bao quát của nhà thơ khi chuyển tầm mắt từ gần ra xa. Không chỉ có màu lục mà trong không gian ấy, nổi bật trên nền lục chính là màu đỏ của thạch lựu trước hiên nhà, là màu hồng của . Cảnh vật nhiều sắc màu và còn mang theo mùi hương thanh mát của . Thiên nhiên tươi đẹp biết bao nhiêu thêm vào đó còn mang một sức sống mãnh liệt và được tác giả miêu tả bằng những động từ như “đùn đùn”, “phun”. Cảnh vật đang bừng bừng sức sống nhưng cụm từ “tiễn mùi hương” như cô đọng lại thành một nỗi buồn man mác khi hương sen đương vào cuối hạ. Bởi có lẽ là tâm trạng khi mùa hạ sắp qua đi đón chào mùa thu bởi “Sen tàn cúc lại nở hoa”.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Bốn câu thơ đầu nhà thơ sống cuộc sống chan hòa giữa thiên nhiên đầy sức sống. Nhà thơ có sự tinh tế bằng nhiều giác quan đó là nhìn những cảnh sắc, là thấy mùi hương thơm. Không chỉ vậy mà Nguyễn Trãi còn lắng nghe âm thanh của cuộc sống:

chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Thiên nhiên không hề vắng lặng, u tịch mà nó gắn liền với , với cuộc sống của người . Từ láy “lao xao” đã khắc họa rõ nét âm thanh của của chợ cá, đó là cuộc sống thanh bình, yên ấm của làng chài. Phải có cuộc sống đầy đủ, sung túc thì cảnh mua bán mới tấp nập, chợ mới đông. Trong hai câu thơ có sự đăng đối giữa làng ngư phủ và lầu tịch dương. Nghệ thuật tương phản khiến cho câu thơ trở nên trang trọng, âm hưởng mới vẻ cho bài thơ. Điều mà tác giả ấn tượng, ám ảnh không phải là lầu trong chiều tà mà là tiếng ve kêu, tiếng ve mang đặc trưng của mùa hè. “Dắng dỏi cầm ve” giống như một bản nhạc vừa mạnh mẽ, vừa rạo rực, giống như đệm tiếng đàn cho cuộc sống đang hối hả. Chính Nguyễn Trãi dường như đang muốn được hòa cùng với cuộc sống nhộn nhịp ấy chứ không phải ngồi “hóng mát” nơi đây.

Thiên nhiên giống như làm thức tỉnh khát vọng mãnh liệt của nhà thơ, đó là khát vọng muốn kết thúc chuỗi ngày nhàn hạ, được trở lại với đời:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Đó là chân thành, giản dị và hết sức mộc mạc. Thiên nhiên quá mức tươi đẹp nhưng nhà thơ không muốn sống nhàn hạ, không muốn chỉ chăm chăm giữ lấy sự trong sạch cho riêng mình. Nguyễn Trãi luôn mong muốn được hành động, được sống vì lợi ích của dân tộc. Đó là một tấm lòng luôn hướng về nhân dân, về đất nước.

Bài thơ Cảnh Ngày Hè là một sáng tác thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết. Qua đó ta thấy được tấm lòng của một người thi sĩ, của một người luôn muốn được cống hiến để nhân dân ấm no, hạnh phúc. Bài thơ giống như một bài học cho về lòng yêu nước về thái độ sống để trở thành người có ích cho xã hội.

Loan Trương

Bài viết liên quan