Phân tích bài thơ Câu Cá Mùa Thu của Nguyễn Khuyến hay nhất


Đề bài: Phân tích bài thơ Câu Cá Mùa Thu của Nguyễn Khuyến

Bài làm

Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của nông thôn Việt Nam. Những đề tài trong thơ ca của ông đều viết về những vùng quê dân dã. Bài thơ Thu Điếu hay còn được gọi là bài Câu Cá Mùa Thu là một trong ba bài thuộc chùm thơ thu của ông.

Câu Cá Mùa Thu mang đến cho người đọc những sâu sắc về mùa thu, về tâm trạng của nhà thơ. Mở đầu bài thơ chính là cảnh thu được đón nhận từ cao, xa đến gần:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Hình ảnh một cái ao thu là hình ảnh thường thấy của vùng nông thôn Bắc Bộ, một vùng thuộc quê hương của Nguyễn Khuyến. Chỉ hai câu thơ ngắn ngủi nhưng lại xuất hiện rất nhiều vần “eo” khiến ý thơ như bị lắng đọng lại, không gian như gợi lên cho người đọc một cảm giác lạnh lẽo, yên tĩnh. Ao thu không được tác giả nói đến chiều rộng nhưng vẫn khiến ta cảm nhận được chiều rộng, chiều sâu bởi thấy làn nước “trong veo”. Giữa ao thu lạnh lẽo và rộng ấy xuất hiện một chiếc thuyền câu nhỏ đối lập với chiếc ao thu ấy. Khung cảnh có dấu vết của sự sống khiến cho cảnh vật bớt lạnh lẽo, tiêu điều nhưng vẫn gợi lên một nỗi buồn man mác.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Có dàn ý chi tiết)

“Sóng biếc theo làn hơi gợi tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Ao thu không quá lớn nhưng vì trong không gian có gió nên đã tạo nên làn sóng biếc “hơi gợn”. Mặc dù có sự chuyển động nhưng lại càng tô đậm thêm không gian yên tĩnh. Mùa thu chắc hẳn không thể thiếu lá vàng, chiếc lá thu nhẹ nhàng bay trong gió rồi khẽ rơi xuống mặt hồ yên ả. Phải có một một tâm hồn tinh tế, sự quan sát tỉ mỉ thì mới có thể nhận ra những âm thanh, những chuyển động rất nhẹ của cảnh vật trong không gian. Nguyễn Khuyến không chỉ cho thấy chiều sâu của cảnh mà còn thấy được độ cao, tạ nên sự khoáng đạt:

phan tich bai tho cau ca mua thu cua nguyen khuyen hay nhat - Phân tích bài thơ Câu Cá Mùa Thu của Nguyễn Khuyến hay nhất

Phân tích bài thơ Câu Cá Mùa Thu

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Ao thu nay đến bầu trời thu xanh ngắt, đó chính là những đặc trưng, những biểu tượng đẹp về mùa thu. Những áng mây “lơ lửng” khắp bầu trời mở ra không gian rộng rãi cho bài thơ. Nguyễn Khuyến lại trở về với những hình ảnh quen thuộc của đồng quê đó chính là hình ảnh con ngõ nhỏ với hàng trúc xanh. Tất cả đều thân thương, mộc mạc và gần gũi đến lạ. Cảnh vật gợi cho ta thấy một không ý yên bình, êm ả. Trời vào thu, ngõ trúc quanh co ấy im lìm bởi chẳng có ai, chẳng có “vị khách” nào qua lại.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về đoạn thơ: "... Từ hồi về thành phố... đủ cho ta giật mình." (Ánh trăng - Nguyễn Duy - SGK Ngữ văn 9 tập 1, 2008)

Không còn buông ánh mắt đi ra xa nữa mà nhà thơ quay trở lại với nơi ông đang đứng:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Hai câu thơ cuối đã hé lộ chân dung và hành động của chính mình. Nguyễn Khuyến không dùng từ “buông cần” mà thành “ôm cần” nhưng lại cho chúng ta cảm nhận về phong cách rất riêng của nhà thơ. Những ngày tháng lui về ở ẩn, câu cá chính là thú vui tao nhã của những vị quan như ông. Bởi nó khiến cho con người ta có thể hòa mình với thiên nhiên, tâm hồn được thanh thản và tạm thời quên đi nỗi bận lòng với , với thế sự. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm khi lui về ở ẩn cũng từng viết:

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Có thể thấy rằng câu cá là thú vui mà nhiều người ưa thích, nhiều người dùng nó làm trò tiêu khiển, để hưởng thụ . Với Nguyễn Khuyến ông còn phát hiện ra âm thanh của sự sống “cá đâu đớp động”, một âm thanh mơ hồ, phảng phất như đâu đây mà người ôm cần câu không thể xác định được vị trí của nó. Gắn với cuộc đời của Nguyễn Khuyến, ông vốn từng là một vị quan to trong triều đình, vì yêu nước thương dân nhưng lại bất lực trước thời cuộc. Ông không chịu khuất phục, không chịu làm tay sai cho thực dân nên đã từ quan, lui về ở ẩn. Giữa lúc câu cá có thể ông dã lơ là vì bận lòng nghĩ tới giấc mộng thu, mong ước quê hương êm ả, yên bình giống với mùa thu. Nhưng bất chợt âm thanh của cá đớp mồi khiến nhà thơ như bừng tỉnh và tìm kiếm vị trí phát ra tiếng động. Bên cạnh đó âm thanh này còn làm nổi bật hơn sự tĩnh mịch của ao thu.

Xem thêm:  Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Bài thơ Câu Cá Mùa Thu mang những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết. Nguyễn Khuyến xứng đáng là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, giữ vị trí quan trọng trong nền thơ ca dân tộc.

Loan Trương

Bài viết liên quan