Phân tích bài thơ Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du


Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du.

Bài làm

Nguyễn Du là một đại thi hào của văn học dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyện Kiều” – một kiệt tác của văn học trung đại. Truyện Kiều giống như một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, là một bản cáo trạng nghiệm khắc về chế độ xã hội phong kiến và là một tập đại thành của nghệ thuật văn chương.

Trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” thể hiện nghệ thuật miêu tả nhận vật tài tình của Nguyễn Du. Ở đó vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh của hai chị em Thúy Vân, Thúy kiều được thể hiện trọn vẹn, đạt tới đỉnh cao.

Trước hết, Nguyễn Du giới thiệu chung về hai chị em:     

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.”

Trong gia đình họ Vương, Thúy Vân và Thúy Kiều là hai cô con gái đầu lòng. Họ được giới thiệu theo câu từ khá cổ điển, trang trọng là “tố nga”. Tố nga chỉ vẻ đẹp đài các, trong sáng, trinh duyên. Trong đó, Kiều là chị, còn Vân là em.

Tiếp đến, tác giả lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa vẻ đẹp của họ:

“Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”

Vẻ đẹp của Vân, Kiều là vẻ đẹp ở cả bên ngoài và tâm hồn bên trong. Bằng việc sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng trong hai câu thơ, hai người thiếu nữ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng, đạt tới hoàn mỹ. Đó là thứ vóc dáng mảnh khảnh, tao nhã như cây mai và tâm hồn trắng trong, tinh khôi như tuyết.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tình bạn

phan tich bai tho chi em thuy kieu cua nguyen du - Phân tích bài thơ Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du
Em hãy phân tích bài thơ “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du

Tuy đều đẹp “mười phân vẹn mười”, song mỗi người lại có những nét đẹp rất riêng:

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"

Tác giả khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân tựa như thiếu nữ đài các cao sang, quí phái. Nàng có khuôn mặt đầy đặn phúc hậu, nụ cười đoan trang. Nhất là mái tóc khiến mây cũng phải “thua” và làn da đến tuyết cũng phải “nhường”. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá ở những từ “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt”… Vân đẹp hài hòa trong những gì mỹ lệ nhất của thiên nhiên. Vẻ đẹp của Vân là hương sắc của tạo hóa, báu vật của nhân gian. Cái “thốt” của ngọc, cái “thua” của mây và sự nhường nhịn của tuyết đã báo trước về một cuộc đời bình lặng, an nhiên.

Trong khi đó, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của sắc và tài:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Thúy Vân được miêu tả như một “đòn bẩy” để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều. Từ “càng” đứng trước hai từ láy liên tiếp là “sắc sảo” và “mặn mà” thể hiện cái đẹp sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn. Kiều có đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, có hàng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân, do đó Kiều còn có cái gì đó kiêu sa, tinh anh hơn cả Vân. Cái vẻ đẹp ấy làm cho hoa cũng phải “ghen”, liễu kia cũng phải “hờn”.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ sau của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya "Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

“Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương.

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

Về tài, kiều có trí tuệ thông minh tuyệt đối, Kiều đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng cả cầm, kì, thi, họa. Nàng còn soạn riêng một khúc ca bạc mênh mà ai nghe cũng não lòng, cho thấy cái tâm hồn rất mực đa sầu đa cảm. Chân dung nàng Kiều như dự báo trước một cuộc đời éo le, đau khổ, bạc mệnh.

Sau khi miêu tả hai chị em, tác giả cũng không quên nói về cuộc sống đức hạnh khuôn phép:

“Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê,

Em đềm trướng rủ màn che

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

Dù đã đến tuổi “cặp kê” – tuổi lấy chồng, nhưng hai chị em vẫn không màng tới chuyện “ong bướm” mà luôn giữ đúng lễ tiết gia phong. Vì thế họ đẹp lấp lánh ở cả hình thức và phẩm hạnh.

Tóm lại, đoạn trích không chỉ ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều mà qua đó Nguyễn Du còn thể hiện sự đề cao giá trị, phẩm giá của con người. Điều đó cũng cho thấy cảm hứng nhân văn, nhân ái trong thơ ca Nguyễn Du.

Xem thêm:  Viết đoạn văn so sánh đặc điểm của thể tuỳ bút với thể truyện qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ và Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ

Hoài Lê

Bài viết liên quan