Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (Có dàn ý chi tiết)


Bài thơ của là một bài thơ hay lấy cảm hứng từ đề tài đất nước. Mặc dù đề tài này không có gì mới vẻ và cũng đã có nhiều nhà thơ viết về đất nước chẳng hạn như bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi tuy nhiên bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang một nét riêng.

Để giúp các em phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được tốt nhất, Khoa tàng văn mẫu sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý và cung cấp bài văn mẫu cho các em tiện tham khảo.

I. Lập dàn ý phân tích bài thơ Đất nước

1. Mở bài

về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước.

– Nguyễn Khoa Điềm thuộc các nhà thơ thế hệ chống Mỹ.

– Bài thơ Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng.

2. Thân bài phân tích bài thơ Đất nước

a. về đất nước

– Ngôn ngữ và hình ảnh thơ bình dị, tạo sự gần gũi đối với người đọc.

+ Đất nước không điều gì xa lạ mà đất nước nằm ngay trong của chúng ta.

– Đất nước được miêu tả từ các phương diện địa lý, lịch sử

+ Sử dụng lối viết chiết tự để khai thác sâu được khái niệm đất nước.

+ Sử dụng sáng tạo các yếu tố của ca dao và truyền thuyết dân gian.

+ Đất nước được miêu tả trải suốt chiều dài lịch sử. Đất nước được tạo nên từ sự tất cả các phương diện khác nhau của đời sống như văn hóa, truyền thống, phong tục.

, cảm xúc về đất nước:

+ Đất nước kết tinh và hóa thân trong cuộc sống của mỗi .

+ Lời nhắn nhủ đối với về trách nhiệm của đất nước.

b. Tư tưởng đất nước của nhân dân

– Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh rất có chiều sâu.

– Viết về lịch sử đất nước, tác giả chỉ nhắc tới những gì bình dị nhất.

Xem thêm:  Trận mưa lụt vừa qua làm vỡ đê thật là khủng khiếp. Em hãy kể lại sự việc đó

– Chính những con người bình dị ấy đã là người làm nên đất nước.

– Tư tưởng đất nước của nhân dân.

3. Kết bài

– Tổng quát lại nội dung bài thơ và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ này.

Bài viết liên quan:

>> Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Có dàn ý chi tiết)

II. Bài làm phân tích bài thơ Đất nước

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ thuốc thế hệ chống Mỹ. Thơ của ông giàu chất trữ tình chính luận. Trong số các sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng là trường ca được nhiều người đánh giá cao. Trong đó, đoạn trích Đất nước đã nêu bật lên được hình ảnh của đất nước, giúp người đọc hình dung ra được đất nước là như thế nào.

Những câu thơ mở đầu, đất nước được cảm nhận bằng những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giắc

Đất nước vốn là đề tài vô cùng quen thuộc trong văn học Việt Nam. Không lạ khi trong hoàn cảnh đất nước có , các nhà thơ, nhà văn lại chọn đất nước làm đề tài cho sáng tác của mình. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mặc dù chọn một đề tài cũ nhưng cách thể hiện của ông lại rất mới. Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm không phải cái gì quá lớn lao mà đó là những điều bình dị nhất chẳng hạn như lời mẹ thường hay kể, như miếng trầu bà vẫn thường ăn. Cứ như vậy, đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc. Hình ảnh đất nước trồng tre đánh giặc thể hiện con người đứng lên đấu tranh bảo vệ đất nước.

Xem thêm:  Tả anh chị khi đang học bài

phan tich bai tho dat nuoc - Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (Có dàn ý chi tiết)

Phân tích bài thơ Đất nước

Để lý giải cho câu hỏi về khái niệm của đất nước, nhà thơ đã lội ngược dòng về tuổi thơ. Chính vì vậy mà nhà thơ đã đưa vào trong tác phẩm của mình những hình ảnh vô cùng gần gũi và quen thuộc với con người:

Tóc mẹ thì búi sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng

Đất Nước có từ ngày đó

Những hình ảnh thân quen ấy đã gợi lên cho người đọc thấy được cả một không gian về truyền thống văn hóa. Trong đó còn có cả hơi thở của ca dao. Hình ảnh gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau thể hiện nghĩa tình thủy chung của con người Việt Nam. Con người vẫn cứ tiếp tục lớn lên và trưởng thành trong hoàn cảnh như vậy. Đất nước đã tồn tại từ cái lúc con người cắp sách tới trường cho tới khi trưởng thành và có những rung động đầu đời. Tất cả những điều ấy đến một cách tự nhiên:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khéo léo dùng lối chiết tự để lý giải khái niệm của đất nước một cách cụ thể hơn. Từ những cái riêng, đất nước hòa lại làm một để tạo nên cái chung. Đó chính là sự thức tỉnh của ký ức cộng đồng. Đất nước lại hiện lên với vẻ đẹp ngọt ngào như lời ca dao, thể hiện rõ nét được lòng tự hào dân tộc. Đoạn thơ tiếp theo, nhà thơ nhắc đến hình ảnh của non sông gấm vóc, về truyền thống cha Rồng mẹ Tiên, thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên mình:

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào mình trong bọc trứng…

Nhà thơ đã sử dụng những hình tượng thơ giàu tính thẩm mĩ để lý giải mối quan hệ giữa đất nước và nhân dân. Mối quan hệ ấy là không thể tách rời. Hòa trong mạch thơ đầy ân tình ấy, hình ảnh tượng đài đất nước hiện lên trong cả thời gian lịch sử và không gian văn hóa. Không chỉ đưa độc giả về với lịch sử mà còn dẫn độc giả tới hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những vần thơ giống như lời nói thể hiện trách nhiệm của bản thân trước vận mệnh của đất nước:

Xem thêm:  Viết một đoạn văn 3-4 câu nói về mùa hè ở thành phố

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Trong mỗi con người đều có một phần của đất nước. Đó chính là sự thể hiện tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước. Tiếp nối ý thơ này, tác giả đã đi sâu vào mối quan hệ giữa đất nước và tâm hồn con người:

Em ơi em

Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời.

Nhà thơ đã truyền tinh thần của mình sang cho thế hệ thanh niên thời bấy giờ. Đó là một lý tưởng cao đẹp. Chính sự sẵn sàng hiến dâng và hy sinh thân mình cho đất nước như vậy nên đất nước mới tồn tại muôn đời.

Bài thơ Đất nước đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của đất nước từ những điều bình dị, giản đơn như hơi thở. Đó là lý do vì sao bài thơ này sống mãi với thời gian.

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau lập dàn ý phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và tham khảo bài văn mẫu. Chúc các em học tốt với tài liệu này.

Thu Thủy

Bài viết liên quan