Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận


Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

Bài làm

Với người dân miền biển, không gì quen thuộc hơn là hình ảnh đoàn tàu đánh cá lênh đênh trên biển buông lưới đánh cá rồi mang về những mẻ cá đầy khoang. Những lúc như thế, người dân chài lại hồ hởi kéo nhau ra mang cá trở về. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận miêu tả rất độc đáo nhưng không kém phần chân thật về hình ảnh những đoàn thuyền đánh cá của người dân vùng biển.

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Thơ Huy Cận có hai dòng tư tưởng sáng tác gắn liền hai phong cách khác biệt của trước và sau cách mạng. Trước cách mạng tháng Tám, thơ ông mang nỗi buồn sầu mênh mang, hoài cổ nhưng sau cách mạng thơ ông trở nên sôi nổi, vui tươi và tràn đầy tin yêu với cuộc sống lao động của con người.

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 nhân chuyến đi thực tế ở Hồng Gai. Bài thơ được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.

Với sự cảm nhận tinh tế, quan sát tỉ mỉ, Huy Cận đã vẽ lại bức tranh hoàng hồn tuyệt đẹp trước khi đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Khung cảnh mặt trời lặn như “hòn lửa” dẫn dắt người đọc về vùng biển đầy nắng, gió và những con sóng dạt dào vô tận. Hoàng hôn buông, sóng “cài then” cửa, đêm bao trùm lấy biển… Tất cả đang đi vào giấc ngủ. Nhưng đó mới là lúc đoàn thuyền đánh cá bắt hoạt động. Đoàn thuyền băt đầu thu neo, căng buồm đón gió tiếp tục chuyến đi mới trong câu hát:

Xem thêm:  Cảm nhận về quê hương em

phan tich bai tho doan thuyen danh ca cua huy can - Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Em hãy phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

Cả một miền biển giàu có, trù phú hiện ra nhờ những từ “bạc”, “đoàn thoi”, “muôn”… Tiếng hát ấy như đang gọi cá đến cho đầy ắp khoang thuyền. Tiếng hát của tình yêu lao động, của niềm tin tưởng vào tương lai, và vào chính đường lối của Đảng.

Đoạn thơ tiếp theo, tác giả tái hiện cảnh đánh cá tuyệt đẹp:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

Con thuyền chuyển động vô cùng nhịp nhàng, tự chủ đang “lái gió”, đang “lướt”, đang “dò”, đang “dàn đan thế trận”. Là con thuyền tự chủ hay chính là con đường cách mạng, con đường xây dựng đất nước đúng đắn, đầy hứa hẹn?

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.”

Sự trù phú một lần nữa lại được thể hiện. Biển mang theo hàng nghìn loài cá khác nhau: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song… Từ “vàng chóe” rất độc đáo, không chỉ là miêu tả giá trị như bạc vàng của biển mà còn là sự ca ngợi quê hương đất nước muôn hình vạn trạng, nơi nao cũng đẹp, nơi nao cũng rạng ngời. Bởi vì sao? Vì chúng được tự do bơi lội, tự do trên chính nơi chúng sinh ra và lớn lên. Như con người vậy, được hưởng hòa bình và dân chủ tuyệt vời biết mấy.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về cây hoa sen Việt Nam

“Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,

Biển cho ta cá như lòng mẹ,

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

Tác giả tiếp tục tái hiện lại cảnh đánh cá của ngư dân. Và tất nhiên, tiếng hát là một phần không thể thiếu. Nhịp thơ theo hành động “gõ thuyền”, “nhịp” cũng tạo âm hưởng gấp gáp, sôi nổi, khẩn trương hơn.

Những đoàn cá lóng lánh vảy bạc theo tiếng gõ nhịp ùa vào lưới cá. Người dân chài thầm cảm ơn bà mẹ thiên nhiên đã bạn cho con người nguồn cá tôm dồi dào. Biển như người mẹ vĩ đại ôm lấy con người, cho con người nguồn sống, nuôi lớn bao thế hệ con dân miền biển.

Do đó, nghề đánh cá đã trở thành kỹ nghệ của người dân nơi đây. Những động tác vô cùng thuần thục, điêu luyện:

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”

Những người dân chài “kéo xoăn tay chùm cá nặng” thể hiện một động tác kéo tay chắc nịch, khoẻ đẹp. Cơ man bao nhiêu là cá mắc vào lưới và tụ lại thành “chùm cá nặng”. Quả là một buổi đánh cá đầy mĩ mãn của người dân chài. Công việc diễn ra khẩn trương hối hả, mau mau thu lưới xếp lên khoang để kịp “đón nắng hồng” buổi sớm.

Xem thêm:  Cảm nhận về mẹ

“Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Khổ thơ cuối tái hiện bức tranh đánh cá trở về của người dân làng chài trong câu hát mừng chiến thắng. Vậy là suốt một đêm hối hả, rời đi lúc mặt trời lặn và trở về khi nắng vừa hé nhưng dân chài như quên hết mọi nhọc nhằn, gian lao mà người lại vui tươi, sôi nổi chào mừng thành quả. Đặc biệt, hình ảnh “chạy đua cùng mặt trời” gợi khí thế hăng say lao động, làm ra thật nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho con người.

Tóm lại, với những lời thơ dào dạt, nóng hổi cùng hình ảnh rực rỡ sáng ngời đã khái quát tinh thần xây dựng của người dân trong thời kì hòa bình lập lại, cả nước đi lên xây dựng cuộc sống mới. Qua đó, Huy Cận thể hiện tình yêu và sự tin tưởng tuyệt đối của tác giả nói riêng và người dân nói chung dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hoài Lê

Bài viết liên quan