Phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà (Có dàn ý chi tiết)


Bài thơ Hầu trời của Tản Đà là một trong những bài thơ thể hiện rõ cái tôi ngông cuồng của tác giả. Nhà thơ đã xem ông trời như một người bạn của mình. Cũng trong bài thơ này, tác giả đã tự ý thức về tài năng của bản thân cũng như khao khát khẳng định cái tôi giữa cuộc đời.

Để giúp các em làm tốt đề văn phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà, Kho tàng văn mẫu sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý chi tiết cho đề văn này, sau đó chúng ta sẽ cùng nhau làm bài văn phân tích.

I. Lập dàn ý phân tích bài thơ Hầu trời

1. Mở bài

về tác giả Tản Đà và bài thơ Hầu trời.

– Tản Đà là một tác giả thuộc phong trào Thơ mới. Ông có cái tôi phóng khoáng, ngông cuồng.

– Bài thơ Hầu trời thể hiện đúng tính cách của tác giả.

2. Thân bài phân tích bài thơ Hầu trời

a. Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe

– Thi nhân đọc một cách hào hứng.

– Giọng thơ hóm hỉnh, ngông cuồng.

– Nội dung kể về và công việc của mình.

b. Thái độ của người nghe

– Trời: tâm đắc, khen ngợi.

– Chư tiên: xúc động, tâm đắc.

c. Thi nhân trò chuyện với trời

– Thi nhân khẳng định cái tôi của bản thân.

– Tác giả có cuộc sống nghèo khó nhưng thư thái.

– Bao trùm lên bài thơ là cảm hứng nghệ thuật.

3. Kết luận

– Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ Hầu trời và nêu của em về bài thơ này.

Bài viết liên quan:

>> Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 của Xuân Diệu (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu (Có dàn ý chi tiết)

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Chí phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

II. Bài làm phân tích bài thơ Hầu trời

Tản Đà là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam. Ông là một trong những nhà văn thuộc phong trào Thơ mới. Ông sáng tác cả văn xuôi lẫn thơ ca nhưng vẫn được biết đến nhiều hơn là các tác phẩm thơ. Các tác phẩm thi ca của ông mang nhiều màu sắc cổ điển về hình thức nhưng lại mới mẻ về nội dung. Tản Đà vốn là tác giả có cái tôi khá lớn. Ông thể hiện rõ cái tôi chơi ngông của mình trong nhiều tác phẩm. Bài thơ Hầu trời là một trong những bài thơ thể hiện được cái tôi của ông.

Hầu trời là một bài thơ được viết dưới dạng tự sự, trong đó nhà thơ mình được lên trời để đọc thơ cho trời nghe. Đối với người phương Đông, trời là một đấng tối cao. Vậy nên chỉ riêng với việc nhà thơ được đọc thơ cho trời là đủ để thấy cái tôi ngông cuồng của nhà thơ. Mặc dù là một câu chuyện nhưng nội dung bài thơ được triển khai một cách logic, các chi tiết cụ thể, rành mạch. Sau khi thi nhân được đưa lên trời, Trời và các vị chư tiên tỏ thái độ thành kính chứ không hề cao ngạo, họ nhiệt thành và tổ chức vô cùng long trọng. Sau khi nhà thơ giãi bày cảnh ngộ cùng Trời thì Trời cũng khen ngợi tài năng của nhà thơ và đưa nhà thơ về trần giới một cách an toàn. Như vậy là thay vì nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như phần đa các nhà thơ khác thì nhà thơ lại chọn một cách thể hiện mới mẻ và đầy cá tính.

phan tich bai tho hau troi e1532577016741 - Phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà (Có dàn ý chi tiết)

Phân tích bài thơ Hầu trời

Nói thẳng ra, câu chuyện Hầu trời là một truyện bịa nhưng cách thể hiện của nhà thơ quá hấp dẫn và logic khiến cho người đọc cảm thấy như đang được tiếp cận một câu chuyện rất thật:

Xem thêm:  Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương (...) chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên

Đêm qua chẳng biết có hay không

Thật được lên tiên sướng lạ lùng

Nhà thơ đã đưa ra lý do để mình được lên Hầu trời một cách rất đời thường nên khiến người đọc dễ tin: đó là khi nhà thơ đang đun nước uống và ngâm nga bài thơ chơi trăng động tới trời xanh. Lời thơ đã làm cho trời mất ngủ vậy là được các vị Chư tiên mời lên trời.

Nội dung Hầu trời vẽ ra cuộc hội kiến giữa nhà thơ và Trời cùng với các vị Chư tiên, nội dung ấy được kể lại một cách vô cùng chi tiết, nên càng làm tăng lên cảm giác chân thật. Nhà thơ đã thể hiện nội dung một cách hóm hỉnh với lối kể chuyện nôm na của dân gian để tái hiện câu chuyện hầu Trời.

Thông qua việc tưởng tượng, nhà thơ đã có giới thiệu tên tuổi, quê hương, , nghề nghiệp và còn kể tên các tác phẩm mà mình đã viết. Với cách lựa chọn tình huống độc đáo, nhà thơ đã khẳng định được tài năng của bản thân mình:

Đương cơn đắc ý đọc đã thích

Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi

Văn dài, hơi tốt ran cung mây.

Rõ ràng, nhà thơ đang tự khen mình nhưng ông lại chọn hình thức là để cho ông Trời và các vị chư tiên khen. Đây quả là một cách chơi ngông tếu táo và đáng yêu. Thậm chí, nhà thơ còn mượn lời của Trời để khẳng định tài năng của bản thân mình:

Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt

Văn trần được thế chắc có ít

Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết

Trong thời buổi đất nước đang mất đi quyền tự chủ, việc Tản Đà đứng lên tự giới thiệu, tự khẳng định bản thân giống như một sự tự hào và tự tôn của dân tộc. Nhưng chưa dừng lại ở đó, ông còn hóm hỉnh khẳng định cái ngông của mình rằng:

Xem thêm:  Yếu tố thời gian và vai trò của thời gian trong “Vội vàng” (Xuân Diệu)

Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đày xuống hạ giới vì tội ngông

Nói về cái tôi của bản thân không đơn thuần vì nhà thơ muốn khẳng định mình. Ông nói như vậy bởi ông nhận thấy được trách nhiệm của bản thân và cũng chỉ ra trách nhiệm chung của những người nghệ sĩ đó chính là lo việc thiên lương của nhân loại. Điều này thể hiện rõ thông qua các câu thơ:

Trời rằng: Không phải là Trời đày

Trời định sai con một việc này

Là việc thiên lương của nhân loại

Cho con xuống thuật cùng đời hay

Qua đây, nhà thơ đã chỉ ra cho người đọc thấy ý nghĩa của văn chương và tầm quan trọng của văn chương trong cuộc sống, đề cao những người văn nghệ sĩ. Văn chương cũng là một nghề giúp ta kiếm sống. Và vì vậy, nhà thơ chẳng ngại ngần khi mang văn chương ra đường đem bán. Nhà thơ đã kể với Trời chuyện đó và mượn lời của Trời để tự an ủi chính mình.

Bằng việc sự dụng hình thức độc đáo, bài thơ Hầu trời đã mang đến một luồng gió mới cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Qua đây, nhà thơ khẳng định được mình, khẳng định được vai trò, vị trí của văn chương cũng như khẳng định vai trò của người nghệ sĩ đó là làm đẹp cho đời.

Trên đây chúng ta đã cùng lập dàn ý phân tích bài thơ Hầu trời cũng như làm bài văn mẫu phân tích bài thơ Hầu trời. Bài văn mẫu chỉ mang tính chất tham khảo, các em có thể chắt lọc và tự viết ra những bài văn của riêng mình.

Thu Thủy

Bài viết liên quan