Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu (Có dàn ý chi tiết)


Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu là một trong những tác phẩm rất hay của tác giả này. Lời bài thơ có sự khích lệ tinh thần to lớn đối với những thanh niên thời bấy giờ. Đồng thời, bài thơ nêu lên được chí làm trai theo như quan niệm của nhà thơ.

Nếu muốn phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, các em cần lập dàn ý chi tiết để khi làm bài không lo bị thiếu ý, sót ý. Dưới đây, Kho tàng văn mẫu sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý và cung cấp bài văn mẫu cho các em tham khảo.

I. Lập dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu và bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.

– Bài thơ này được tác giả viết vào năm 1905 trước lúc ông lên đường sang Nhật.

– Bài thơ nói lên đước chí làm trai đó là làm nên sự nghiệp cứu nước.

2. Thân bài phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

a. Hai câu đề

– Là nam nhi thì phải mong có điều lạ, phải mong làm nên sự nghiệp lớn.

– Con người cần đứng lên làm chủ cuộc đời chứ không để cuộc đời xoay chuyển mình.

b. Hai câu thực

– Tác giả tự hào về vai trò của bản thân mình trong cuộc đời, trong lịch sử dân tộc.

– Khẳng định ý tưởng vĩ đại là làm nên công danh như Nguyễn Công Trứ cũng đã từng nói đến.

– Quan niệm về chí nam nhi của Phan Bội Châu mới mẻ và hướng về Tổ quốc.

c. Hai câu luận

– Quan niệm sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc.

– Phủ định cách học cũ kĩ lạc hậu là đọc sách thánh hiền.

d. Hai câu kết

– Chí lớn không bó hẹp mà mang tầm vũ trụ.

Xem thêm:  Trong rừng có nhiêu lối đi Và tôi chọn lối đi chưa có dấu chân người

3. Kết luận

– Tổng quan về nội dung bài thơ và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ này.

Bài viết liên quan:

>> Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử (Có dàn ý chi tiết)

II. Bài văn phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Phan Bội Châu vốn được biết đến là một chí sĩ yêu nước, là một người lãnh đạo nhiều phong trào yêu nước.  Tuy con đường mà Phan Bội Châu đang đi gặp nhiều chông gai và đến cuối cùng ông phải chịu thất bại nhưng ông vẫn là tấm gương sáng của thế hệ mai sau. Không chỉ là một người chí sĩ, Phan Bội Châu còn là một người nghệ sĩ với nhiều tác phẩm hay. Năm 1905, Hội Duy Tân của có chủ trương phong trào Đông Du, và đưa thanh niên ưu tú sang Nhật. Việc này vừa nhằm mục đích chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho cách mạng, vừa nhằm mục đích tranh thủ sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Ngày trước khi lên đường, Phan Bội Châu đã làm bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để bày tỏ quan điểm và cảm xúc của mình đối với những người đồng chí, đồng đội.

Trong bài thơ Xuất dương khi lưu biệt, Phan Bội Châu đã sử dụng ngôn ngữ thơ giàu sức lay động. Người chí sĩ cách mạng hiện lên trong thơ mang một vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa hào hùng. Trong buổi ra đi tìm đường cứu nước, những tư tưởng mới mẻ, táo bạo của nhà chí sĩ cách mạng được thể hiện một cách cháy bỏng. Mở đầu bài thơ, Phan Bội Châu đã khẳng định chí làm trai ở trong trời đất:

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

Trước đây, Nguyễn Công Trứ cũng đã từng nói về chí làm trai rằng đã làm trai ở trong trời đất thì phải có danh gì với núi sông. Giờ đây, Phan Bội Châu cũng nói về chí làm trai nhưng viết theo một cách khác mới mẻ hơn. Đó chính là làm trai thì phải làm nên được điều lạ ở trên đời. Điều lạ ở đây có thể hiểu là đứng lên chống lại kẻ thù. Làm trai thì phải chủ động chứ không nên bị động để số phận cuộc đời mình cho trời đất xoay chuyển. Đó là một lời thuyết phục thế hệ trẻ phải biết táo bạo và quyết liệt hơn nữa. Chí làm trai của Phan Bội Châu đã vượt qua cái mộng công danh xưa nay là gắn với tam cương, ngũ thường của Nho giáo. Chí làm trai của Phan Bội Châu vươn tới lí tưởng xã hội rộng lớn và cao cả.

Xem thêm:  Cảm nhận cùa em về một bài thơ xuân đặc biệt - Bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh

phan tich bai tho luu biet khi xuat duong e1532082140660 - Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu (Có dàn ý chi tiết)

Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Một phần cảm hứng ấy có lẽ cũng xuất phát từ lý tưởng trí quân, trạch dân của nhà Nho thuở trước nhưng vì mang tính chất cách mạng nên tư tưởng trở nên tiến bộ hơn. Đúng như tự nhiên, con tạo xoay vần là lẽ tự nhiên nhưng Phan Bội Châu không chấp nhận điều đó. Ông muốn xoay chuyển cả càn khôn chứ không để nó tự chuyển vần. Điều này đồng nghĩa với việc Phan Bội Châu không chấp nhận khuất phục số phận hay hoàn cảnh.

Sang đến hai câu thực, nhà thơ ý thức rõ về trách nhiệm của mình trước lịch sử, trước vận mệnh của đất nước:

Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai

Không chỉ đơn giản là xác nhận sự có mặt của nhân vật trữ tình ở trên đời mà câu thơ thứ ba còn hàm chứa một tâm niệm đó là sự hiện diện của tác giả trên đời không phải điều ngẫu nhiên. Chính từ ý thức đó, nhà thơ tự thấy bản thân cần phải làm những điều có ích bởi vì sau này, chắc chẽ cũng sẽ có người nối tiếp con đường mà mình đã đi.

Cái chí làm trai không chỉ là cái lý tưởng suy nghĩ ở trong lòng tác giả mà nó được tác giả đặt vào trong hoàn cảnh thực tế của lịch sử:

Xem thêm:  Soạn bài : Tôi đi học

Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài

Ở mỗi thời, có lẽ chí làm trai mỗi khác. Nếu như ở thời bình, chí làm trai là thi đỗ, làm quan thì thời chiến, sự nghiệp học hành, theo đuổi hiền thánh không còn đúng nữa. Nếu đất nước lâm nguy, rơi vào tay giặc thì việc học hành nào có ích gì. Non sông mà không còn thì sống chỉ thêm nhục. Đó là lý tưởng của con người thời đại. Đối với Phan Bội Châu, việc bây giờ là phải đánh đuổi được giặc thù. Hai câu thơ cuối đã thể hiện được khát vọng muốn vươn ra biển lớn của nhà thơ:

Muốn vượt biển Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

Hình ảnh trong hai câu thơ mang tầm vũ trụ, nó khiến cho ý chí của tác giả trở nên lớn lao hơn, kì vĩ hơn. Tất cả mọi thứ cứ như hòa nhập lại và cùng nhau thăng hoa.

Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã có sức lay động lòng người, khích lệ tinh thần tướng sĩ lúc bấy giờ. Đây xứng đáng là một kiệt tác mà không chỉ thế hệ trước, cả thế hệ chúng ta, thế hệ sau này cũng đều rút ra được bài học cho riêng mình.

Trên đây là phần lập dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương và bài văn mẫu cho các em tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các em.

Thu Thủy

Bài viết liên quan