Phân tích bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên


Đề bài: Phân tích bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Bài làm

Mỗi khi mùa xuân tới, khi tiết trời se se lạnh và những buổi trời mưa lâm thâm khiến cho mọi người tự giục giã mình nhanh chóng hoàn thành công việc cuối năm. Một năm mới sắp đến với những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, cho những ngày tất niên sum họp. Người ta nhớ đến bánh chưng xanh, nhớ về câu đối đỏ và đồng thời bồi hồi nhớ lại cảnh trên phố đông người có rất nhiều người xếp hàng chờ và xem ông đồ viết chữ. Bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên đã cho chúng ta nhớ về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hình ảnh ông đồ đã xuất hiện ở ngay trong khổ thơ đầu của bài thơ:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”

Việc sử dụng cấu trúc “mỗi…. lại” cho ta thấy một vòng tuần hoàn, lặp đi lặp lại, thường xuyên xảy ra. Đó là hằng năm khi Tết đến xuân về thì gắn với hình ảnh quen thuộc đó là hoa đào nở thì đó chính là hình ảnh ông đồ cặm cụi viết chữ. Ông đồ già trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi mùa xuân, từ già ở đây chính thể hiện tuổi tác cũng như tay nghề viết chữ của ông. Hình ảnh ông đồ nhỏ nhoi ở phố đông người như hòa mình vào không khí nhộn nhịp ấy:

Xem thêm:  Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Những người trên phố đông chứng kiến và trầm trồ khen ngợi tài năng của ông. Sự có mặt của ông đồ trên phố đông gây sự chú ý của mọi người và giống như một dấu hiệu của mùa xuân, của ngày tết. Công việc của ông bận rộn với nhiều người thuê viết và nhà thơ Vũ Đình Liên đã gợi tả tài năng của ông đồ, về nét chữ của ông. Cách miêu tả “Như phượng múa rồng bay” cho thấy tài năng được mọi người “trầm trồ”, khen ngợi.

phan tich bai tho ong do cua nha tho vu dinh lien - Phân tích bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Phân tích bài thơ Ông Đồ

Đến khổ thơ thứ ba, vẫn hình ảnh về ông đồ già nhưng không còn được tung hô, được tấm tắc khen ngợi tài như trước nữa mà gợi cho người đọc một cảm giác thê lương:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

Thời gian vẫn cứ tuần hoàn, xuân đến rồi xuân lại đi nhưng con người trên phố đông năm xưa nay đã đổi thay. Đó là “mỗi năm mỗi vắng”, không còn nhiều người thuê viết như xưa nữa. Có lẽ do cuộc sống mưu sinh vất vả khiến người ta trở nên vội vã, không còn chú ý đến tài nghệ của ông đồ già, không còn nhớ đến việc xin chữ nữa. Nhà thơ Vũ Đình Liên như thổi hồn vào từng trang giấy khiến cho những vật vô tri, vô giác cũng có tình cảm, cảm xúc riêng. Giấy đỏ là thứ giấy chuyên dùng đề viết thư phát và ông đồ dùng để viết chữ lên đó, vốn dĩ nó có màu đỏ nhưng trong cảnh thê lương ấy nhà thơ như cảm nhận được nét u buồn, phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Nghiên mực là cái để mài mực tàu vốn trước kia lúc nào cũng đong đầy mực và mực được mài liên tục nay thì đọng im lìm trong nghiên, đợi ông đồ trổ tài nhưng mãi không thấy. Cảnh vật gợi cho ta cảm giác man mác buồn, thê lương ấy vậy còn con người thì sao:

Xem thêm:  Soạn bài lớp 11: Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn

“Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Người đọc chắc hẳn sẽ băn khoăn khi mà đang trong mùa xuân mà tác giải lại nhắc đến lá vàng rơi. Có phải chăng tác giả muốn gợi nhắc đến sự tàn lụi của một thời kỳ, của một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Hình ảnh câu đối đỏ nay đã không còn được mọi người trân trọng như trước nữa. Đến khổ thơ cuối giống như một hình ảnh kết thúc cho một thời huy hoàng đã xa:

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ”

Cảnh còn nhưng người xưa đâu chính là những gì mà nhà thơ Vũ Đình Liên cô đọng lại trong lòng người đọc. Tác giả đã làm sống dậy một thời xa vắng, một niềm thương, luyến tiếc không nguôi.

Loan Trương

Bài viết liên quan