Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất


Đề bài: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài làm

Trong những sáng tác viết về tình yêu thì bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh để lại nhiều ấn tượng ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn. Bài thơ như một lời bộc bạch chân thành của người con gái trong tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Nhan đề Sóng đã cho chúng ta thấy được hình tượng trung tâm của bài thơ chính là những con sóng. Mở đầu bài thơ nhà thơ đã cho thấy trạng thái đặc biệt của những cũng bậc tình yêu qua hình tượng con sóng:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Bài thơ năm chữ ngắn ngủi ấy vậy mà ngay trong hai câu thơ đầu nhà thơ đã sử dụng hai cặp trạng thái đối lập đó chính là “dữ dội” – “dịu êm” và “ồn ào” – “lặng lẽ”. Con sóng tự nhiên mang nhiều trạng thái khác nhau, có khi dữ dội, có lúc lại yên ả, lặng lẽ. Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh con sóng ấy để nói về những cung bậc cảm xúc của người con gái trong tình yêu. Khi yêu, người con gái có khi dịu dàng, có khi hờn giận vô cớ cũng có lúc lại yêu nồng nhiệt, vui vẻ. Con sóng giống như tâm hồn của người thiếu nữ yêu chân thành, đam mê và khát khao được yêu hết mình. Tuy nhiên tình yêu lại có sự ngăn cách có giới hạn đó là “sông” và “bể”. Xuân Quỳnh không giống những người con gái yếu đuối, chỉ biết mòn mỏi đợi chờ mà nhà thơ đã mạnh dạn đi tìm kiếm tình yêu đích thực của mình, mạnh dạn đi tìm câu câu trả lời cho lòng mình.

Ở khổ thơ tiếp theo, tình yêu được thi sĩ bộc bạch rất chân thực và sống động:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Thời gian kéo dài mãi, có quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng dù có bao lâu chăng nữa thì tình yêu ấy vẫn luôn nguyên vẹn, không bao giờ thay đổi. Đặc biệt là những cảm xúc, những tình cảm mới mẻ lúc ban đầu đương còn tha thiết, bồi hồi. Nhắc đến tình yêu, chính là nỗi khát vọng của tuổi trẻ. Nhà thơ mượn hình ảnh con sóng để lý giải về tình yêu, nhưng càng tìm hiểu thì càng có nhiều bất ngờ và càng không thể nào lý giải nổi:

Xem thêm:  Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm mùa xuân

phan tich bai tho song cua xuan quynh hay nhat - Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất

Phân tích bài thơ Sóng

“Trước muôn trùng sóng bể

Em vẫn nghĩ về anh

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên”

Khi yêu thì người con gái luôn có nhu cầu tìm hiểu, lý giải về tình yêu. Nó là một diễn biến tâm lý khác thường khi muốn biết xuất phát điểm bắt đầu một tình yêu. Nhưng tình yêu vốn giống như biển, như sóng mặc dù có khi có quy luật nhưng cũng chứa vô vàn những bí ẩn mà khó có thể lý giải được. Chính điều ấy khiến cho “em” thao thức, băn khoăn:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Bao giờ ta yêu nhau”

Nếu con sóng tự mình tìm ra tận bể để có thể hiểu được mình thì “em” cũng tìm đến anh, đến tình yêu để hiểu sâu hơn về con người của em về tình yêu nam nữ. Tuy nhiên, giữa đại dương mênh mông, rộng lớn ấy đâu biết được nơi nào sóng bắt đầu nổi lên. Mặc dù biết được quy luật rằng có gió thì mới có sóng nhưng bầu trời còn rộng lớn hơn cả biển thì em sao có thể biết được gió bắt đầu từ đâu. Chính vì chẳng thể hiểu nổi nên người con gái mới tìm đến tình yêu để hiểu. Khổ thơ còn thể hiện sự hồn nhiên của người con gái trong tình yêu, đó là sự phân vân, không nắm chắc “Em cũng không biết nữa”.

Nhắc đến tình yêu thì không thể nào bỏ qua được nỗi nhớ. Nỗi nhớ nhung là thứ gia vị làm tăng thêm sự hấp dẫn, đáng chờ mong của tình yêu. Bên cạnh đó điều thiêng liêng nhất, tuyệt vời nhất trong tình yêu chính là sự đồng cảm, sẻ chia, sự hài hòa, thấu hiểu giữa hai người:

Xem thêm:  Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên của Nguyễn Tuân

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Khổ thơ tiếp tục dùng hình tượng con sóng để khắc họa nỗi nhớ. Có nỗi nhớ âm thầm, lặng lẽ, được giữ ở trong lòng. Nhưng cũng có nỗi nhớ không sao có thể kìm nén được mà bộc lộ một cách dữ dội, biểu hiện ra bên ngoài. Nỗi nhớ trong tình yêu giống như con sóng, có lúc ẩn dưới mặt nước, có khi lại nổi lên trên một cách dữ dội. Không chỉ dùng hình tượng con sóng mà Xuân Quỳnh đã trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ của mình:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Thông thường thứ mà nhớ tới anh là chuyện bình thường nhưng nỗi nhớ ấy lại ám ảnh, lại ảnh hưởng tới cả trong cơn mơ. Mơ là trạng thái vô thức của con người mà không sao có thể điểu khiển được, ấy vậy mà trong mơ vẫn còn thức, vẫn còn nhớ tới anh. Qua đó có thể thấy đó là một nỗi nhớ da diết, nỗi khát khao tình yêu cháy bỏng. Con sóng thì khát khao, muốn được tới bờ còn em thì muốn có anh. Đó chính là tình yêu chân thành, tha thiết của người con gái, hay của chính nhà thơ Xuân Quỳnh.

Không chỉ nhớ nhung khi tạm thời cách xa nhau mà nhà thơ còn khẳng định nỗi nhớ về anh sẽ vượt qua cả khoảng cách về không gian:

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nhớ

Hướng về anh – một phương”

Khoảng cách về thời gian về địa lý khiến cho nỗi nhớ được dâng trào. Nỗi nhớ không chỉ còn là nhớ ngày đêm mà còn là cả không gian khi xa cách. Thường người ta nói ngược về phương bắc, xuôi về phương nam nhưng Xuân Quỳnh lại cố ý nói ngược đi qua đó khiến ta thấy được nỗi nhớ trong tình yêu chẳng theo quy luật nào của tự nhiên, nó có thể tự bộc phát, có thể đi ngược lại với quy luật tự nhiên thông thường. Trong không gian địa lý có bốn phương tám hướng, nhưng trong tình yêu, đối với “em” thì chỉ có một hướng duy nhất đó chính là hướng vè “phương anh”. Những người đang yêu nhau thì họ luôn nhớ về nhau, hướng về nhau bởi họ phải cùng nhau vượt qua mọi thử thách của cuộc đời:

Xem thêm:  Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Lời thơ khẳng định sự thủy chung, son sắt một lòng của người con gái trong tình yêu. Đứng giữa trăm ngàn con sóng, giữa muôn vàn cách trở nhưng em vẫn chỉ nghĩ về anh. Khi đã yêu thương nhau thật lòng, cùng hướng về nhau và có nghị lực thì dù cho thế gian này có muôn vàn cách trở thì cả hai vẫn sẽ vượt qua được, vẫn sẽ đến được với nhau. Tất cả mọi chuyện, mọi khó khăn rồi sẽ qua đi giống như những năm tháng đang dần trôi qua. Tuy vậy, nhà thơ cũng nhạy cảm nhận thấy rằng tình yêu của con người không phải mãi mãi bởi cái hữu hạn của đời người. Chính vì thế Xuân Quỳnh luôn trăn trở:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Khát vọng tình yêu ngọn lửa như bùng cháy, con người trong tình yêu như muốn được “tan ra” được hòa quyện vào với đại dương mênh mông, để có thể trường tồn mãi mãi.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một bài thơ tình vừa duyên dáng lại vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa trong sáng lại vừa ý vị, sâu xa. Bài thơ chính là bài tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh, tiêu biểu cho phong cách thơ của thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Loan Trương

Bài viết liên quan