Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Có dàn ý chi tiết)


Bài thơ không chỉ là một bài thơ hay mà nó còn là cột mốc đánh dấu sự nghiệp cách mạng của nhà thơ . Từ ấy chính là thời điểm nhà thơ được đứng trong hàng ngũ của Đảng, được ánh sáng của Đảng, của Bác Hồ chiếu soi.

Để giúp các em hiểu hơn về bài thơ Từ ấy cũng như có thêm tài liệu tham khảo để làm bài, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý và chia sẻ bài văn mẫu phân tích bài thơ Từ ấy hay nhất.

I. Lập dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy

1. Mở bài phân tích bài thơ Từ ấy

– Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và tác phẩm Từ ấy. Nhà thơ Tố Hữu là một cây thơ đại thụ của nền văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông hay nổi bật và giàu cảm xúc. Bài thơ Từ ấy đã đánh dấu tên tuổi của nhà thơ Tố Hữu.

2. Thân bài phân tích bài thơ Từ ấy

Khổ 1: Niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả ki bắt gặp lí tưởng của Đảng.

– Phân tích hai chữ từ ấy để thấy cột mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.

– Phân tính hình ảnh ẩn dụ: bừng nắng hạ và chói qua tim để thấy được ánh sáng chói chang soi rọi chân lí của tác giả.

=> Cảm giác của nhà thơ khi được lí tưởng của Đảng soi sáng.

Khổ 2: Lời tự nguyện của tác giả khi đến với lí tưởng Đảng

– Phân tích các từ buộc, trang trải,… để thấy được ý chí tự nguyện của tác giả đối với cuộc đời, .

– Phân tích các từ lòng tôi, tình, hồn tôi để thấy được cái tình của tác giả đối với những mảnh đời còn vất vả ngoài kia.

=> Sự đồng cảm và gắn bó của tác giả, sự hòa nhập của cái tôi riêng vào cái ta chung, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Khổ 3: Lời khẳng định của nhà thơ

– Ngôn ngữ thể hiện sự gần gũi, thân thiết, gắn bó.

=> Tâm trạng của tác giả có sự chuyển biến sâu sắc.

Nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, điệp từ, bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.

Xem thêm:  Kể lại một chuyên tham quan mà em thích nhất

3. Kết luận phân tích bài thơ Từ ấy

Tổng quát lại nội dung của bài thơ Từ ấy và nêu của em về bài thơ.

Bài viết liên quan

>> Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử (Có dàn ý chi tiết)

II. Bài làm phân tích bài thơ Từ ấy

Nhà thơ Tố Hữu được xem là ngọn cờ đầu của phong trào thơ cách mạng Việt Nam. Thơ của ông viết nhiều về đề tài cách mạng, đề tài Bác Hồ. Mặc dù viết theo lối tự sự nhưng lúc nào cũng chất chứa tình cảm. Trong số những sáng tác của Tố Hữu, bài thơ Từ ấy được đánh giá khá cao. Bài thơ được rút ra từ tập thơ cùng tên sáng tác năm 1938. Cái tên Từ ấy cũng là ám chỉ mốc mà Tố Hữu được giác ngộ lý tưởng cộng sản. Chính vì vậy mà bài thơ mang một nhịp điệu tươi vui, thể hiện được cảm xúc vui sướng và hạnh phúc trong lòng tác giả.

phan tich bai tho tu ay 1 - Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Có dàn ý chi tiết)

Phân tích bài thơ Từ ấy

Đối với thanh niên thế hệ Tố Hữu, được đứng trong hàng ngũ của Đảng là một niềm khát khao. Trở thành Đảng viên nghĩa là được trở thành người của muôn dân, được cống hiến bản thân mình cho Tổ quốc. Tố Hữu sau khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng thì giống như được soi sáng tâm hồn. Nhà thơ đã cất lên những vần thơ như một tiếng reo vui, vỡ òa trong hạnh phúc:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hai chữ “từ ấy” cho người đọc thấy được một sự thay đổi rõ rệt, một sự chuyển biến trong tư duy, trong nhận thức của người thanh niên trẻ tuổi. Nó sẽ là cột mốc mà suốt cuộc đời Tố Hữu không thể nào quên được. Nó không chỉ đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức nhà thơ mà nó có thể còn làm thay đổi tư duy sáng tác của ông. Từ ấy, trong lòng nhà thơ giống như “bừng nắng hạ”. Bừng lên một thứ ánh sáng chói chang của ngày hè. Nó sáng soi tất cả, xuyên qua cả thực thể để chiếu rọi vào tim. Hai hình ảnh ẩn dụ bừng nắng hạ và chói qua tim khiến câu thơ trở nên mạnh mẽ. Nó cho người đọc thấy được sức mạnh của lí tưởng cộng sản và niềm tin của nhà thơ vào cách mạng. Thế cho nên, tâm hồn nhà thơ như được tưới mát, trở nên rộn ràng và vui tươi:

Xem thêm:  Nghị luận xã hội - Thời trang nói gì

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Trong khu vườn tâm hồn nhà thơ rộn rã tiếng chim và ngào ngạt hương thơm của một vườn hoa lá. Nhà thơ đã lấy một cái cụ thể đó là vườn hoa lá để làm đại diện cho một cái vô hình đó là hồn tôi. Câu thơ khiến người đọc dễ tưởng và dễ cảm. Niềm vui sướng và hạnh phúc lớn lao của nhà thơ như đang lan tỏa ra khắp những người xung quanh, khắp cảnh vật xung quanh. Những câu thơ như vẽ một bức tranh của tâm hồn nhưng không đơn điệu mà ngập tràn sắc hương.

Chính từ những giác ngộ trong tâm hồn mình, nhà thơ đã hình thành trong tâm hồn một tư tưởng lớn lao. Đó là tư tưởng gắn kết bản thân mình vào với cuộc đời, vào với muôn dân:

Tôi buộc lòng tôi với mọi nhà

Để tình trang trải đến trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Đại từ nhân xưng tôi trong khổ thơ này cho chúng ta thấy được cái tôi cá nhân rõ nét của tác giả nhưng ý thơ lại bộc lộ được cái ta rộng lớn và bao la. Động từ buộc tạo nên một sự gắn kết giữa tác giả và mọi nhà. Thông thường, để buộc những thứ gì đó lại với nhau người ta thường dùng một sợi dây nhưng nhà thơ thì không. Ông buộc lòng mình bằng một sợi dây vô hình, đó là sợi dây của lý trí, của lý tưởng cộng sản, sợi dây của ý thức trách nhiệm khi bản thân đã đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đó là con đường mà Tố Hữu đã chọn và chàng thanh niên trẻ tuổi khi đó sẵn sàng đương đầu với thử thách, tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc. Buộc lòng mình vào với muôn người là để nhà thơ thấu hiểu được tất thảy những mảnh đời ngoài kia, để người với người xích lại gần nhau hơn và tạo nên một sức mạnh đoàn kết cùng nhau chống lại giặc thù. Chắc chắn không chỉ có mình Tố Hữu mà tất cả các chiến sĩ khác cũng đều như vậy.

Xem thêm:  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Gia-ve trong đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" ("Những người khốn khổ") của V.Huy-gô

Từ sự gắn kết ấy, nhà thơ tiếp tục mở rộng của mình. Nhà thơ muốn được bao bọc, muốn được chở che cho những mảnh đời bất hạnh ở ngoài kia. Khổ thơ cuối bài chính là lời khẳng định vị thế của nhà thơ:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ

Đọc khổ thơ lên, người đọc được sự ấm áp và dạt dào tình cảm. Cả Tổ quốc chỉ như một nhà, một gia đình có cha mẹ, có con cái. Tố Hữu tự nhận mình là con, là em, là anh,… như vậy ông đã coi mình là một phần của tất thảy những mảnh đời phôi pha và cù bất cù bơ ngoài kia. Đó là bởi trái tim nhà thơ đang có những niềm thương xót cho những số phận ấy. Không nói ra nhưng chúng ta cũng hiểu được rằng nhà thơ đang thể hiện một ước mong đó là làm sao cho của những mảnh đời kia được tốt đẹp hơn.

Tiếng ca reo vui khép lại với một mong ước thật lớn lao. Tố Hữu xứng danh là nhà thơ cách mạng. Những của ông sẽ là những gì mà thế hệ con cháu mai sau vẫn luôn cần phải học hỏi và noi theo.

Trên đây là phần lập dàn ý cho đề phân tích bài thơ Từ ấy cũng như bài văn mẫu phân tích bài thơ Từ ấy. Dàn ý và bài mẫu chỉ mang tính chất tham khảo, các em có thể mở rộng hơn, phát triển ý và phân tích sâu hơn để có được tác phẩm hay nhất cho riêng mình.

Thu Thủy

Bài viết liên quan