Phân tích bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu hay nhất


Đề bài: Phân tích bài thơ của

Bài làm

Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiên phong của phong trào thơ ca cách mạng Việt Nam. Bài thơ Từ Ấy chính là dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành của người thanh niên cách mạng, là tiếng reo vui của nhà thơ khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Từ Ấy được rút ra từ tập thơ cùng tên, được Tố Hữu sáng tác năm 1938. Bài thơ đã đánh dấu sự trưởng thành của nhà thơ về tâm hồn, về lý tưởng cách mạng. Mở đầu bài thơ là lời thơ chan chứa niềm vui và sự rộn ràng trong tâm hồn người thanh niên:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim”

Cảm xúc của tác giả lúc bấy giờ chính là sự vui mừng, không biết nói nên lời, và chỉ có thể nhấn mạnh một lần nữa rằng khoảng ấy chính là “Từ ấy”. Đó là dấu mốc, là bước ngoặt trong cuộc đời của một khi được giác ngộ lý tưởng lớn. Hai hình ảnh ẩn dụ “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lý” đã cho ta thấy được một thứ gì đó như tươi sáng, như tốt đẹp nhất đang đến với người thanh niên trẻ. Từ “bừng nắng hạ” khiến cho câu thơ trở nên sáng chói, cái nắng vàng ươm của mùa hè, cái nắng tràn ngập sức sống. Chính ánh sáng đó như dẫn đường, chỉ lối cho nhà thơ bước ra khỏi vùng tăm tối, bế tắc. Cách mạng chính là ánh sáng và chân lý, là điều mà khi giác ngộ cần trân trọng, giữ gìn.

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài II)

phan tich bai tho tu ay cua to huu hay nhat - Phân tích bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu hay nhất

Phân tích bài thơ Từ Ấy

Từ khi được giác ngộ cách mạng thì người thanh niên ấy đã có những chuyển biến ngay trong tâm hồn:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Khi đang ở trong một “căn hầm tối”, không thấy ánh sáng và đang cảm thấy cuộc đời bế tắc thì chính ánh sáng của cách mạng đã khiến tâm hồn của người khi được giác ngộ, trở thành chiến sĩ cách mạng đã có sự thay đổi to lớn. Tâm hồn người chiến sĩ trẻ ấy như một khu vườn tràn ngập hoa lá và tiếng chim ca. Sự so sánh tài tình khiến ta có thể cảm thận được một tâm hồn chứa đựng muôn màu, muôn vẻ tươi vui của . Tác giả đã phơi bày cho chúng ta thấy được khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng thì cuộc đời của nhà thơ như tràn ngập niềm vui và sự tự hào.

Chính sự giác ngộ đó đã khiến cho người chiến sĩ có động lực sống và làm việc. Cũng qua đó hình thành nên tư tưởng lớn trong tâm hồn của nhà thơ:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Khi thấm nhuần lý tưởng cách mạng, nhà thơ nhận ra đã đến lúc mình phải thay đổi cách sống. Khi đất nước lầm than thì mình không chỉ sống cho riêng mình mà còn phải vì những người khác và hòa hợp với mọi người xung quanh. Đây là lúc ông phải “trang trải với muôn nơi” để thấu hiểu, để gần gũi nhau hơn, gắn kết với nhau thành gia đình lớn. Qua đó cũng thể hiện nguyện vọng đoàn kết, tạo dựng nên một “khối đời” vững chắc, mạnh mẽ để kết thành một làn sóng lớn đập tan quân thù. Đó chính là lý tưởng sống cao cả mà Tố Hữu theo đuổi.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cuối bài thơ nhà thơ đã gắn trách nhiệm của mình với trách nhiệm của cuộc đời, khẳng định vị thế của mình trong “khối đời” ấy:

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Khổ thơ cuối tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhà thơ. Sự gắn kết của nhà thơ không chỉ với những người cùng thế hẹ mà là với các tầng lớp khác nhau trong quần chúng . “Tình trang trải” khắp muôn nơi ấy chính là để gắn bó với “vạn nhà”, đó là một lớn lao. “Vạn kiếp phôi pha” chính là nói đến những người lao động cực nhọc, những người sống nghèo khó, cơ cực. Không chỉ có những tầng lớp đó mà Tố Hữu còn gắn bó với “vạn đầu em nhỏ”, đó là những em bé lang thang, nay đây mai đó, chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn. Từ những cách xưng hô như: con, em, anh khiến cho ta thấy được tình hữu ái giữa các giai cấp, đó là tình cảm yêu thương ruột thịt như những người trong một gia đình. Điều này không phải trong mơ, hay tương lai hướng tới nữa mà đã được khẳng định bởi từ “đã là”, có nghĩa là đã và đang xảy ra. Nhà thơ đã nhận định mình là một thành viên trong quần chúng lao khổ này. 

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất

Lý tưởng cách mạng đã đã thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản không chỉ riêng Tố Hữu. Các văn nhân, thi sĩ đã có sự thay đổi trong phong cách sáng tác của mình. Họ không hoạt động xa rời quần chúng mà giác ngộ : nhà thơ, nhà văn cũng là người chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Như Bác Hồ đã từng nói:

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Bài thơ Từ Ấy chính là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Là tiếng reo vui của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ lý tưởng, là tuyên ngôn về lẽ sống của nhà thơ chiến sĩ.

Loan Trương

Bài viết liên quan