Phân tích hình tượng đầu súng trăng treo trong Đồng chí và hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy


Phân tích hình tượng đầu súng trăng treo trong Đồng chí và hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy

Mở bài: Hình tượng “đầu súng trăng treo” trong đồng chí và hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy

Nếu như hình tượng “đầu súng trăng treo” trong đồng chí chính là bức tượng đài vĩ đại, thì hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy là tình cảm của trăng, của người đồng chí, đồng đội, của nhân dân.

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

Thân bài Phân tích hình tượng “đầu súng trăng treo” trong đồng chí và hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy

“Đầu súng trăng treo” là biểu tượng cao đẹp nhất của tình đồng chí. Với 3 câu thơ đó khi đọc lên ta thấy được bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí đã được dựng lên trên cái nền của thiên nhiên khắc nghiệt “đêm nay rừng hoang sương muối”, giữa một buổi đêm khuya với một không gian rộng lớn, bát ngát của núi rừng Việt Bắc, rừng hoang sương muối phủ trắng trời, thời tiết, địa lý khắc nghiệt đó như là thử thách cho tình đồng đội của người lính. Khi Chính Hữu dựng nên cái nền như thế để tác giả tạo nên sự đối lập giữa thiên nhiên rừng núi với bức chân dung của người, tác giả sử dụng không gian địa lý đó để làm nền tô đậm thêm bức chân dung đấy trong tư thế họ đứng cạnh nhau chờ giặc.

Với động từ “chờ” nghĩa là sẵn sàng, chủ động, hiên ngang chờ giặc, trong thời tiết khắc nghiệt họ vẫn bình thản, lãng mạn bên cuộc chiến này, có lẽ chỉ có những người lính mới có vẻ đẹp tâm hồn như thế, tâm hồn này đã được tôi luyện, đã dạn dày kinh nghiệm nơi chiến trường rồi thì mới có được cái tâm thế như thế được. gian khổ là thế, khó khăn là thế, bom đạn của kẻ thù là thế, mà có thể khiến cho những người lính của chúng ta mất đi cái vẻ đẹp ấy, luôn chan chứa về tình đồng đội, về niềm tin rằng ngày mai cuộc chiến của chúng ta sẽ giành thắng lợi.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong “Thúy Kiều báo ân báo oán”

Nếu như khổ đầu của bài thơ là tình đồng chí, khổ thứ hai là “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, thì khổ 3 là hình ảnh “đầu súng trăng treo” là điểm nhãn của khổ 3 và điểm sáng của cả bài, nó thổi bùng lên hình ảnh tươi đẹp về tình đồng chí.

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” có hai ý nghĩa. Tả thực: đó là hình ảnh của những người lính hằng đêm vẫn thay phiên nhau canh giác, khi đó họ phải đứng trên một chòi cao để quan sát được xa và rõ nhất, khi đó thì các người lính chĩa ngọn súng của mình lên bầu trời, khi mà trăng sao sáng trong như vậy, khi ta nhìn từ dưới lên trên thì ta nhìn thấy ngọn súng của những người lính, chạm vào ánh trăng, trăng như sà xuống đậu trên đầu của ngọn súng, vì thế trăng chính là một người bạn, treo trên đầu ngọn súng. Còn ý nghĩa thứ là ta hãy liên tưởng thử xem, nếu hình ảnh “đầu súng” vốn tượng trưng cho chiến tranh, còn “trăng” tượng trưng cho hòa bình, tác giả đặt hòa bình với chiến tranh, hiện thực với lãng mạn để ta thấy được Chính Hữu có điểm nhìn đầy lãng mạn, đầy tin yêu. Những người lính vừa mang tâm thế của thi sĩ vừa mang tâm thế của chiến sĩ. Một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, lãng mạn của người lính.

Còn hình ảnh “ánh trăng” của Nguyễn Duy thì mang một triết lý nhân sinh sâu sắc:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Trong cuộc gặp gỡ không lời này, trăng và người như có sự đối lập. Trăng là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất biến, không thay đổi, “trăng cứ sáng vành vạch” biểu tượng chọ sự tròn đầy, thủy chung, trọn vẹn của thiên nhiên quá khứ, dù cho con người có đổi thay. Ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn bao dung mà nghiêm khắc, độ lượng của người bạn nghĩa tình, điều đó nhắc nhở mỗi chúng ta: con người có thể vô tình lãng quên thiên nhiên nhưng thiên nhiên quá khứ thì luôn tròn đầy và bất diệt.

Tình cảm của “trăng, tấm lòng của trăng, chính là tình cảm của những người đồng đội, đồng chí, của nhân dân, của đồng bào. Sự im lặng ấy làm nhà thơ “giật mình” thức tỉnh. Cái thức tỉnh của nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện sự trăn trở, suy ngẫm, tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn. “giật mình” để không rơi vào lãng quên, để không đánh mất quá khứ. Đó chính là thức tỉnh nhân cách trở về với lương tâm trong sạch và tốt đẹp.

Dòng thơ cuối cùng kìm nén biết bao nỗi niềm tâm sự, lời sám hối, ăn năn, dù không nói thành lời nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt. Qua đó, nhà thơ muốn nhắc nhở con người về lẽ sống, về đạo lý ân nghĩa thủy chung. Ánh trăng có ý nghĩa khái quát, sâu sắc, bởi lời nhắn nhủ không chỉ dành riêng cho cho những người lính chống Mỹ cứu nước mà nó ý nghĩa cho tất cả mỗi chúng ta.

Xem thêm:  Đề 74: Viết bài văn về từ mà em cho là đẹp nhất trong tiếng Việt – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Kết luận Phân tích hình tượng “đầu súng trăng treo” trong đồng chí và hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy

Nếu như hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu là hình ảnh đẹp, lãng mạn, nói về tình đồng chí, đồng đội thủy chung, luôn yêu đời dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không làm các anh lay chuyển thì hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy là lời nhắc nhở cho chúng ta, rằng đừng bao giờ lãng quên quá khứ, lãng quên những gian nan, vất vả, sống cùng nhau, ngủ cùng nhau, chiến đấu cùng nhau mà bây giờ vô tình dễ quên nhau, hờ hững, thờ ơ như chưa từng quen biết.

Bài viết liên quan