Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến (Có dàn ý chi tiết)


Hình tượng người lính Tây Tiến hẳn đã in sâu trong lòng những ai đã từng đọc tác phẩm Tây Tiến của nhà văn . Đó là những người lính mang trong mình nhiều khát vọng, hoài bão. Ở họ vừa mang vẻ đẹp bi tráng lại vừa có những nét lãng mạn.

Để làm tốt được đề văn phân tích hình tượng người lính Tây Tiến thì trước tiên các em cần đọc kĩ tác phẩm, hiểu được hoàn cảnh ra đời tác phẩm và hãy theo dõi hướng dẫn lập dàn ý và bài văn mẫu dưới đây.

I. Lập dàn ý phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

1. Mở bài

về tác giả Quang Dũng, một người nghệ sĩ đa tài.

– Giới thiệu về tác phẩm Tây Tiến.

– Giới thiệu về hình tượng người lính Tây Tiến.

2. Thân bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Chân dung hiện thực của người lính

– Những người lính Tây Tiến có một ngoại hình khác thường:

+ Đầu không mọc tóc: người thì do cạo trọc để thuận tiện cho công việc giáp lá cà nhưng có người lại là do mắc bệnh sốt rét rừng tới nỗi tóc rụng không mọc lại được.

+ Xanh màu lá: bệnh tật, thiếu thốn khiến cho nước da của họ xanh xao.

– Bên trong, những người lính toát lên một vẻ dũng khí, anh hùng.

+ Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc tạo nên sự hào hùng.

+ Tính cách oai hùng và dữ dội của những người lính.

Tâm hồn lãng mạn của người lính

– Hai từ mắt trừng thể hiện sự oai phong, khát vọng đánh giặc.

– Cụm từ gửi mộng qua biên giới: nỗi nhớ quê hương tha thiết của người lính.

– Nỗi nhớ ấy len lỏi cả vào trong những giấc mơ.

Xem thêm:  Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu- Văn 12

Sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến

– Tác giả nói về cái chết nhưng không hề bi lụy.

– Cái chết trở nên bất tử.

3. Kết luận

– Nêu của em về hình tượng người lính Tây Tiến.

Bài viết liên quan:

>> Phân tích hình tượng con sông Đà (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích hình tượng cây xà nu (Có dàn ý chi tiết)

II. Bài văn phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Nhân dân ta đã phải trải qua nhiều cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ và ác liệt. Dù chúng ta đã giành thắng lợi những cũng đã trải qua quá nhiều đau thương và mất mát. Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng cũng đã nói đến một khía cạnh của cuộc chiến, đã viết về những người lính Tây Tiến vô cùng đặc sắc. Hình tượng người lính Tây Tiến đã hiện lên trong bài thơ này với vẻ đẹp bi tráng và đầy lãng mạn. Vẻ đẹp hình tượng của người lính Tây Tiến hiện rõ nét nhất qua đoạn thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Nhà văn Quang Dũng khi viết về những người lính đã chọn lọc một cách vô cùng tinh tế, chắt lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến. Nhà văn cũng từng là một người lính của đoàn quân ấy vì vậy ông hiểu rõ hơn ai hết những gì mà người lính đã phải trải qua. Khi viết về người lính, ông thể hiện cả hai khía cạnh là cái bi và cái hùng. Những người lính hiện lên cứ giống như một bức tượng đài bất tử và tạo nên một vẻ đẹp bi tráng.

Xem thêm:  Trong một đêm trăng chơi đùa với các bạn, em gặp một người bạn mới và từ đó có nhiều kỷ niệm đáng nhớ về người bạn đó. Em hãy kể về những kỷ niệm đẹp ấy

phan tich hinh tuong nguoi linh tay tien - Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến (Có dàn ý chi tiết)

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Khi viết về sự bi tráng của người lính Tây Tiến, nhà văn đã đưa ra những hình ảnh so sánh, tương phản và tả thực:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ hà nội dáng kiều thơm

Hình ảnh người lính không mọc tóc im đậm trong lòng người đọc. Ở đây, có những người lính cạo trọc đầu để phục vụ cho nhiệm vụ nhưng cũng có những người trọc đầu là vì bị bệnh sốt rét rừng. Căn bệnh sốt rét rừng vô cùng nguy hiểm. Có những người đã phải bỏ mạng. Điều kiện và hoàn cảnh sống của những người lính như chúng ta biết là vô cùng thiếu thốn. Từ cái ăn, cái mặc cho đến thuốc men đều khan hiếm vậy nên có bệnh cũng chỉ biết cắn răng mà chịu. Cái thiếu thốn khiến cho họ xanh xao cả người. Nhưng ở họ vẫn toát lên một vẻ oai phong và dữ dội như những con hổ sống ở nơi rừng thiêng.

Bên cạnh vẻ đẹp bi hùng, người lính còn hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn với mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Dù tập trung toàn lực cho cuộc chiến nhưng người lính vẫn nhớ về quê hương của mình với những người thân yêu. Nỗi nhớ quê hương len lỏi cả vào trong những giấc mơ.

Xem thêm:  Em hãy giải thích tại sao Phan Bội Châu được Nguyễn Ái Quốc gọi là “vị thiên sứ” (trong văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” - Nguyễn Ái Quốc)

Miêu tả về hình tượng người lính Tây Tiến, tác giả còn nói về sự hi sinh của họ:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Hình ảnh rải rác biên cương thể hiện sự hi sinh của những người lính. Đó là hình ảnh đầy bi tráng chứ không hề bi lụy bởi vì những người lính đã ra chiến trường không hề tiếc đời xanh của mình. Họ sẵn sàng hi sinh để đổi lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Sự hi sinh ấy thể hiện rõ hơn qua hai câu thơ:

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Hình ảnh áo bào là một hình ảnh ở trong văn học cổ, làm nổi bật lên vẻ đẹp của người chiến sĩ. Những ngã xuống, trở về với đất mẹ thân yêu một cách bình thản và nhẹ nhõm. Có thể thấy những người lính đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận cái chết. Hình ảnh sông Mã gầm lên khúc độc hành cho thấy sự căm phẫn của thiên nhiên khi nhìn thấy những người lính ngã xuống.

Thông qua hình tượng người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã chỉ ra cho người đọc thấy được hết những vẻ đẹp của người lính. Ông dùng cách nói trực diện, miêu tả chân thực chứ không hề né tránh. Nó khiến cho người lính hiện lên rõ nét hơn và sống động hơn.

Trên đây là phần bài làm và dàn ý phân tích hình tượng người lính. Các bạn và các em sau khi tham khảo có thể để lại nhận xét để chúng tôi rút kinh nghiệm trong những bài viết sau.

Thu Thủy

Bài viết liên quan