Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng xà nu (Có dàn ý chi tiết)


Nhân vật Tnú là một người anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên. Những câu chuyện về Tnú vẫn được cụ Mết kể lại cho con cháu nhiều đời sau nghe. Hình tượng nhân vật Tnú chính là đại diện cho những người trẻ gan dạ, dũng cảm và yêu nước.

Trước khi bước vào phân tích hình tượng nhân vật Tnú các em hãy tham khảo dàn ý chi tiết cho đề văn này mà Kho tàng văn mẫu đã biên soạn ngay sau đây.

I. Lập dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú

1. Mở bài

– Nhà văn Nguyễn Trung Thành là cây bút say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.

– Rừng xà nu là một tác phẩm tiêu biểu của ông, nổi bật lên chính là hình tượng nhân vật Tnú.

– Hình tượng nhân vật Tnú được xây dựng một cách chân thực, sinh động và có pha một chút sử thi cộng cảm hứng lãng mạn.

2. Thân bài phân tích hình tượng nhân vật Tnú

Nhân vật Tnú được xây dựng với cảm hứng lãng mạn và đậm chất sử thi

– Cuộc đời của Tnú phải trải qua nhiều đau thương, mất mát tiêu biểu cho số phận chung của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.

– Ở Tnú có những tính cách tiêu biểu cho con người Tây Nguyên nhưng cũng mang những đặc điểm riêng nổi bật.

– Những sự kiện xảy ra trong cuộc đời của Tnú được cụ Mết kể lại cho những người con cháu thế hệ sau của làng Xô man nghe. Chính cái cách kể của cụ Mết đã khiến cho hình ảnh của Tnú mang đậm tính sử thi.

Nhân vật Tnú hiện lên một cách chân thực, sinh động và đời thường

– Tnú là một nhân vật anh hùng nhưng cũng là một con người đời thường, giàu tình cảm. Tnú yêu thương vợ con hết mực và gắn bó với quê hương của mình.

Xem thêm:  Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Hầu trời”

– Tnú là một chiến sĩ cách mạng nền nếp và có kỉ cương.

– Ngôn ngữ miêu tả Tnú chân thực thể hiện thái độ thẳng thắn, quyết liệt, mạnh mẽ.

Đánh giá

– Hình tượng Tnú mang ý nghĩa điển hình, là sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành.

– Nhân vật Tnú là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

3. Kết luận

– Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tnú.

Bài viết liên quan:

>> Phân tích hình tượng sóng (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích hình tượng rừng xà nu (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích hình tượng sông Đà (Có dàn ý chi tiết)

II. Bài làm phân tích hình tượng nhân vật Tnú

Nhà văn Nguyễn Trung Thành là một trong những cây bút văn xuôi hiện đại tiêu biểu của văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông tập trung nhiều vào khai thác mảnh đất và con người Tây Nguyên. Tác giả đã có được nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó Rừng xà nu ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Trong tác phẩm này, hình tượng nhân vật Tnú đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với những phẩm chất kiên trung, bất khuất.

Tnú vốn là người anh hùng mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống cùng với người dân làng Xô man và được dân làng Xô man đùm bọc. Cũng như bao nhiêu người con Tây Nguyên khác, Tnú chân thật và tốt bụng. Cái bụng của Tnú sạch như nước suối làng Xô man dù cho có phải trải qua bao nhiêu đau khổ cũng vẫn không thay đổi bản chất. Từ nhỏ, Tnú đã bộc lộ mình là người mạnh mẽ và bướng bỉnh. Đó là những năm tháng đầy đau thương của làng Xô man khi mà anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan thì bị bọn chúng chặt đầu cột tóc treo đầu súng. Nhìn cảnh tượng ấy, không hai là không khỏi thương tâm. Nhưng Tnú không sợ hãi mà vẫn nhận vào rừng nuôi cán bộ, ngủ lại rừng phòng khi giặc đến còn dẫn đường cho cán bộ chạy thoát. Trong việc học cái chữ Bác Hồ, Tnú có lần lấy đá tự đập vào đầu đến chảy máu vì học mãi không thuộc. Những hành động này cho thấy Tnú vô cùng gan dạ, dũng cảm. Trong một lần bị giặc bắt, Tnú đã nuốt lá thư vào bụng và nhất định không khai nơi ở của cán bộ. Hình tượng nhân vật Tnú đã đại diện cho sự dũng cảm và mưu trí của những con người Tây Nguyên như thế.

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ qua bài Tây tiến của Quang Dũng

phan tich hinh tuong nhan vat tnu - Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng xà nu (Có dàn ý chi tiết)

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú

Bên cạnh đó, hình tượng nhân vật Tnú còn là tượng trưng cho ngọn lửa căm thù quân giặc và khát vọng tự do của người dân Tây Nguyên. Biết bao người con Tây Nguyên đã ngã xuống, bản thân Tnú cũng mất đi hai người thân yêu nhất của mình là vợ và con nhưng Tnú không hề chùn bước. Bị giặc tẩm nhựa xà nu vào 10 đầu ngón tay rồi đốt cháy, Tnú vẫn không một lời van xin mà chỉ tỏ ra mạnh mẽ hơn, bất khuất hơn. Tnú đã biến ngọn lửa cháy trên tay mình, ngọn lửa cháy trong lòng mình thành ngọn đuốc soi đường chỉ lối cho dân làng Xô man. Trực tiếp Tnú đã dẫn dắt họ để đánh lại quân giặc, đòi lại tự do và độc lập, buộc chúng phải trả giá cho những tội ác mà chúng đã gây ra đối với người dân nơi đây.

Là một chiến sĩ kiên trung, Tnú còn là một người sống tình cảm. Tnú biết ơn người làng Xô man đã nuôi lớn mình vì vây Tnú đã dành trọn cuộc đời để bảo vệ dân làng. Tnú có một gia đình nhỏ, có vợ, có con chỉ tiếc là vợ con Tnú bị giặc giết ngay trước mắt. Đó là nỗi đau đớt tột cùng mà Tnú phải tự mình vượt qua để vững vàng chống lại kẻ thù. Nỗi đau ấy còn lớn hơn nhiều lần nỗi đau của thể xác.

Xem thêm:  Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông

Câu chuyện của Tnú được cụ Mết kể lại cho những đứa trẻ trong làng nghe trong một đêm mưa gió. Qua lời kể của cụ Mết, hình ảnh Tnú hiện lên có chút sử thi nhưng cũng đầy tính lãng mạn. Ngôn ngữ chân thực, sinh động khiến tất cả chúng ta đều tin rằng nhân vật Tnú có một khuôn mẫu ngoài đời thực giống như anh Kim Đồng, như Vừ A Dính,… Họ là những con người đã làm nên Việt Nam ngày hôm nay.

Thông qua hình tượng nhân vật Tnú, tác giả Nguyễn Trung Thành đã cho thấy tình yêu nước, yêu dân tộc mạnh mẽ của những con người Tây Nguyên, cho thấy được sự bất khuất, kiên cường trong tính cách của con người nơi đây. Nhân vật Tnú sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau, là tấm gương cho nhiều thế hệ noi theo.

Trên đây chúng ta đã cùng nhau lập dàn ý và phân tích hình tượng nhân vật Tnú. Các bạn và các em sau khi tham khảo hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng nhau học tập tiến bộ hơn.

Thu Thủy

Bài viết liên quan