Phân tích khổ thơ thứ năm trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế Lan Viên


Đề bài: Phân tích khổ thơ thứ năm trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế Lan Viên

Bài Làm

Chế Lan Viên là một trong những cây bút trong phong trào thơ mới. Trước cách mạng, thơ Chế Lan Viên mang một nỗi buồn ghê rợn, u uất. Nhưng sau cách mạng, tâm hồn thơ ấy lại nảy nở, rạo rực niềm vui và khát vọng. Điều đó đã được thể hiện rõ nét trong bài thơ Tiếng hát con tàu, đặc biệt là trong khổ thơ:

“ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.”

Với những hình ảnh thơ chọn lọc, các biện pháp tu từ, đoạn thơ đã diễn tả chân thành sự trở về của tác giả hòa mình với cuộc sống của nhân dân, với Đảng và cách mạng.

Nhà thơ đã lien tiếp sử dụng nghệ thuật so sánh trong bài thơ như tiếng hò reo tươi vui, xúc động tưởng như đã kìm nén trong lòng bấy lâu. Chế Lan Viên – một chàng trai trẻ trở về với nhân dân mang theo cả biển trời thương nhớ. Chính nhân dân đã đem lại cho nhà thơ sự sống, khiến anh hạnh phúc đến thế. Niềm hạnh phúc ấy đã được nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện bằng những hình ảnh giàu sức khởi lớn “nai về suối cũ”, “cỏ đón giêng hai”, “chim én gặp mùa”, “trẻ thơ đói lòng gặp sữa”, “nôi ngừng gặp cánh tay đưa”.

Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm: "Bên kia sông Đuống, Quê hương ta lúa nếp thơm nồng (...) Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã, Bây giờ tan tác về đâu”

Tâm hồn của nhà thơ được nuôi dưỡng bằng chính nguồn sữa ngọt ngào của nhân dân. Cách so sánh với các hình ảnh thiên nhiên sinh động như nhấn mạnh sự trở về với cội nguồn để phát triển mạnh mẽ.

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ,

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”

Còn gì tốt hơn khi nai được trở về suối cũ. Còn gì hơn khi cỏ lại được đón tháng giêng tháng hai với những cơn mưa phùn đầu xuân để trỗi dậy mạnh mẽ, vươn lên tươi tốt sau một mùa đông lạnh giá. Và còn gì đẹp hơn khi đàn chim én bay đi về phương nam tránh rét nay lại được đón một mùa xuân ấm áp tuyệt vời.

Sự trở về càng đẹp hơn khi tác giả mượn những hình ảnh rất đỗi thân thương của mỗi con người khi còn là một đứa trẻ ngây thơ:

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"

Đối với mỗi đứa trẻ được sinh ra, từ thuở lọt lòng đã được nuỗi dưỡng bằng dòng sữa mát trong của mẹ. Bởi thế mỗi khi đói lòng, khát sữa mà được gặp một bầu sữa mẹ thì còn gì tuyệt vời hơn. Còn gì hơn khi nằm trong nôi, nghe tiếng ầu ơ lời du của bà của mẹ mà chiếc nôi ngững bỗng lại được đung đưa. Mọi việc diễn ra đều đúng thời điểm. Nó cũng giống như hoàn cảnh của nhà thơ lúc này vậy. Sự trở về với nhân dân, với cách mạng giống như được trở về sống trog tình cảm bao dung, hiền từ và vĩ đại của người mẹ hiền. Cũng từ đó anh nhận ra chân lý sống đời mình, đầy niềm tin mãnh liệt và khát khao cống hiến.

Xem thêm:  Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

Không chỉ với biện pháp tu từ so sánh được sử dụng triệt để với các hình ảnh đáng yêu chân thành, mà nhịp thơ cũng nhịp nhàng, giọng thơ vui tươi sôi nổi cũng làm nên thành công cho đoạn thơ cũng như toàn bài thơ. Giọng thơ sôi nổi khiến người đọc cảm nhận như một làn sóng mạnh mẽ, một làn sóng vui tươi ngập tràn như tiếng lòng của nhà thơ.

Trước cách mạng, thơ Chế Lan Viên buồn rầu, ủ rũ với những tập thơ như “Điêu tàn”. Nhưng từ khi được ánh sáng cách mạng chiếu sáng, tâm hồn nhà thơ nảy nở trở lại, vui mừng, hồ hởi như một đứa trẻ gặp lại cội nguồn yêu thương. Cùng chung một tâm hồn khát khao, vui tươi mãnh liệt ấy, Tố Hữu cũng đã từng viết:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Gấp trang sách lại mà những hình ảnh thơ Chế Lan Viên vẫn như một dòng suối chảy dạt dào. Đó là niềm vui sướng vô bờ bến của nhà thơ khi gặp lại vòng tay yêu thương của nhân dân, của Đảng và cách mạng. Khổ thơ với những hình ảnh so sánh đặc sắc cùng tình cảm chân thành đã mang lại thành công lớn cho toàn bài thơ, để lại những dư vang tốt đẹp trong trái ti biết bao độc giả.

Xem thêm:  Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo có ý kiến cho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ - chiến sĩ…Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy...Từ cảm nhận của mình về hình tượng Lor-ca, hãy bình luận ý kiến trên

Nguồn: Tài liệu văn học

Bài viết liên quan