Phân tích khổ ba trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất


Đề bài: Phân tích khổ ba trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Tây Tiến là một bài thơ đặc sắc về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mỹ. Nhà thơ Quang Dũng đã cho người đọc thấy được những sắc thái khác nhau của họ, những người lính vừa mang vẻ đẹp hào hùng nhưng lại vừa bi tráng. Đặc biệt chính là qua khổ ba trong bài:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Không giống với nhiều nhà thơ khác cùng thời khi giấu đi những hi sinh, mất mát, nhà thơ Quang Dũng đã có sự nhìn nhận thực tế và thẳng vào những hi sinh mất mát. Nhà thơ không những không tránh né mà còn trực tiếp đối diện với nó. Nhà thơ Quang Dũng khi nhắc tới những khó khăn, những khắc nghiệt mà người lính đã phải đối mặt bằng tâm thế thoải mái, tự tin giống như đã quá quen với nó vậy. Hình ảnh người lính đầy bi tráng nhưng cũng giống như một lời khẳng định:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”

phan tich kho ba trong bai tho tay tien cua quang dung hay nhat - Phân tích khổ ba trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất

Phân tích khổ ba trong bài thơ Tây Tiến

Nhà thơ sử dụng từ “đoàn binh khiến cho câu văn trở nên trang trọng hơn, hào hùng hơn. “Không mọc tóc” đó là không mọc được hay không thèm mọc, nó như một câu hỏi xoay vần trong đầu người đọc. Như chúng ta đã biết thì những người lính họ sống và chiến đấu tại những nơi rừng thiêng, nước độc. Họ phải chịu rất nhiều khó khăn, thử thách. Những cơn sốt rét rừng là căn bệnh dường như đã quá quen thuộc với những người lính. Họ thản nhiên đối mặt và trải qua nó, nó khiến tóc của các anh bị rụng không thể mọc lại được. Thêm vào đó do thiếu thốn thuốc men và lương thực nên họ trở nên xanh xao, gầy guộc. Nhà thơ Quang Dũng vừa là người từng trải vừa là người chứng kiến và phác họa lại bằng giọng văn hết sức hài hước và vui vẻ. Gọi tên là “đoàn binh không mọc tóc” thể hiện sự oai hùng, và cái không mọc tóc là đặc trưng riêng biệt mang dấu ấn riêng của đoàn quân Tây Tiến. Làn da xanh xao nhưng lại tạo thành dáng vẻ uy nghiêm như một vị chúa tể rừng xanh khiến quân thù sợ hãi và màu xanh ấy giống như một loại ngụy trang trước sự truy lùng của quân giặc:

Xem thêm:  Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

“Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Nhắc đến căn bệnh sốt rét này thì không chỉ riêng Quang Dũng mà còn rất nhiều nhà thơ khác. Trong bài thơ Đồng Chí nhà thơ Chính Hữu có viết:

“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”

Đó chính là hình ảnh anh lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những khó khăn gian khổ mà họ phải chịu đựng không chỉ là thiếu thốn về vật chất, thuốc men mà còn phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt. Nhưng người lính của đoàn binh Tây Tiến lại có thể thản nhiên đối mặt và kể về nó một cách hài hước, tếu táo. Chính vì vậy khiến ta thấy rõ được màu sắc riêng, dấu ấn riêng của họ. Hay nhà thơ Tố Hữu khi phác họa chân dung anh vệ quốc quân trong bài thơ Cá Nước cũng gợi mở đến hình ảnh rất cụ thể và đặc sắc:

“Giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ”

Có thể nói nhà thơ Quang Dũng không che giấu những mất mát, những khó khăn mà người lính Tây Tiến phải đối mặt. Qua đó ta thấy được nét đẹp bi tráng, gân guốc của những người lính từ cái nhìn nhiều chiều của tác giả. Ngoài những giờ phút căng thẳng của trận chiến thì cũng có lúc người lính trở về nét đẹp lãng mạn của tuổi trẻ, mang vẻ đẹp tâm hồn. Những người lính gửi gắm những giấc mộng của mình bằng ánh mắt:

Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ sau nói về nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ.

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Khi bài thơ mới xuất hiện trên văn đàn thì nhiều người cho rằng Tây Tiến mang nét bi lụy và được xem là mộng rớt. Tuy nhiên sau này bài thơ đã được nhìn nhận và xem là một áng thơ hay, chân thực vì không chỉ lột tả được dáng vẻ bên ngoài mà còn cả thế giới nội tâm, tâm hồn của những người lính. Những anh lính Tây Tiến họ rời xa quê hương khi họ tuổi đời còn rất trẻ, không chỉ quê hương mà còn là rời xa mái trường, xa những gì thân thương, gần gũi và có khi cả những giấc mộng yêu thương của một trái tim rạo rực, khát khao yêu đương. Gửi mộng qua biên giới là giấc mộng giải phóng đất nước, giấc mộng hòa bình. Ánh mắt “trừng” lên ấy như một lời cảnh cáo, thách thức với quân thù, một sự chiến đấu ngầm ngay cả những lúc các anh nghỉ ngơi. Còn giấc mộng gửi về Hà Nội bởi họ là những chàng trai Hà thành, họ gửi gắm tình yêu về nơi họ sinh ra và lớn lên, gửi về những “dáng kiều thơm”, những người con gái mà khi ra đi họ chưa kịp ngỏ lời. Đó chính là dáng vẻ hào hoa, một tâm hồn đầy mộng mơ. Chính những tâm tư kín đáo đó, những hình ảnh đẹp đẽ tại quê nhà, những thứ tình cảm vừa chớm nở nhưng đã bị gác lại là những động lực cho người lính chắc tay súng, cho họ có động lực để chiến đấu, để sớm ngày đất nước được yên bình và họ được trở về quê hương, về với gia đình.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 6: Đêm nay Bác không ngủ

Ngay sau những trải trải lòng mà được xem là “mộng rớt” thì nhà thơ đã cho thấy luôn hiện thực tàn khốc của chiến tranh:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến thấm đẫm tinh thần bi tráng. Những chiếc mộ nằm rải rác nơi biên cương, viễn xứ. Họ ra đi không ngại khó khăn gian khổ, lại chẳng ngại ra đi sẽ không thể trở về. Sự hi sinh của họ thấm đẫm tinh thần bi tráng, họ ngã xuống nhưng dù cho đến manh chiếu còn không có nhưng nhà thơ sử dụng từ “áo bào” khiến cho sự hi sinh trở nên hào hùng uy nghi giống như một vị tướng trên chiến trường. Có thể họ không có hình thức trang trọng để tiễn đưa nhưng trước sự ngã xuống của họ thì sông Mã, một hình tượng thiên nhiên kỳ vĩ đã “gầm” lên để đưa họ về cõi vĩnh hằng, để đưa họ trở về đất mẹ. Hi sinh không phải mất đi mà họ nghỉ ngơi sau những ngày chiến đấu, khi họ buông xuống được trách nhiệm đè nặng trên vai. Các anh đã vất vả nay là lúc nghỉ ngơi và để thế hệ sau tiếp bước. Ngã xuống không phải là kết thúc mà là bắt đầu một khởi đầu mới.

Khổ ba bài thơ Tây Tiến đã đem đến cho độc giả một cái nhìn toàn cảnh, đa chiều về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Qua đó ta cảm thấy xúc động, tự hào về một thời oanh liệt của dân tộc, của đất nước.

Loan Trương

Bài viết liên quan