Phân tích nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn (Có dàn ý chi tiết)


Chị Dậu là một người phụ nữ tài giỏi, tháo vát và hết mức yêu thương chồng con. Chị cũng như nhiều phụ nữ khác thời ấy đã phải trải qua nhiều đắng cay và khổ cực. Đau đớn nhất có lẽ là khi chị Dậu phải bán con của mình để có tiền nộp sưu cho chồng.

Để các em có thể làm bài nhân vật chị Dậu được tốt nhất, trong bài viết này Kho tàng văn mẫu sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý chi tiết cho đề văn này.

I. Lập dàn ý

1. Mở bài

về tác giả và tác phẩm .

– Đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã thể hiện rõ nét cuộc đời, tính cách của chị Dậu.

2. Thân bài phân tích nhân vật chị Dậu

Hết lòng thương yêu chăm sóc chồng

– Khi anh Dậu bị đánh đến ngất xỉu, chị đã nấu cháo rồi dỗ dành chồng ăn cho lại sức.

– Chị dành cho chồng những cử chỉ âu yếm, thiết tha.

chịu đựng, van xin bọn cai lệ tha cho chồng mình

– Mặc dù vô cùng căm phẫn nhưng chị Dậu vẫn van xin bọn cai lệ tha cho chồng, cho chồng khất tiền sưu.

– Chị nhịn nhục, dùng những lời lẽ khẩn thiết.

Chị Dậu vùng lên chống trả

– Khi bọn cai lệ không chịu tha, chị bắt đầu cự lại bằng lí lẽ và thách thức.

Xem thêm:  Vé đẹp của nhân vật Tấm

– Chị còn dám đánh lại tên cai lệ.

3. Kết luận

– Nêu của em về nhân vật chị Dậu.

II. Bài làm phân tích nhân vật chị Dậu

của nhà văn Ngô Tất Tố là một tác phẩm để đời. Tác phẩm ra đời đã tạo nên một tiếng vang lớn và khẳng định tên tuổi của Ngô Tất Tố. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã nêu bật lên được cuộc đời và tính cách của chị Dậu, một người phụ nữ khốn khổ nhưng giàu đức hạnh.

Chị Dậu cũng như rất nhiều người phụ nữ khác sống trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, phải chịu quá nhiều cực khổ. Cuộc đời của chị khiến bất cứ ai nhìn vào cũng phải xót thương. Không thương sao được khi người đọc phải chứng kiến cảnh chị Dậu bán đi gánh khoai, bán đi ổ cho vừa mới đẻ và đứt ruột nhất chính là bán đi cái Tí, đứa con cả chỉ mới lên 7 tuổi của chị. Không có người phụ nữ nào có thể xa được con của mình. Chị Dậu cũng vậy, chị yêu con còn hơn chính bản thân mình. Bán đàn chó vừa đẻ chị còn thương, nói gì đến bán con gái ruột. Vậy nhưng chị Dậu vẫn phải làm như vậy bởi vì chồng chị là anh Dậu đang bị trói ở sân đình, tiền sưu nhà chị vẫn chưa trả được. Đó là suất đinh của chú Hợi, em ruột anh Dậu. Dù chú Hợi đã chết từ năm ngoái nhưng người nhà nước vẫn nhất quyết thu bằng được. Anh Dậu ốm yếu lại bị bọn cai lệ bắt đi trói cả ngày lẫn đêm, anh ngất đi chúng cũng không tha. Là vợ, nhìn thấy chồng mình như vậy khiến chị Dậu không cam lòng. Nỗi đau chồng lên nỗi đau, chị Dậu như rơi vào bước đường cùng.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù (Có dàn ý chi tiết)

phan tich nhan vat chi dau - Phân tích nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn (Có dàn ý chi tiết)

Phân tích nhân vật chị Dậu

Chị Dậu là một người vợ một người mẹ hết lòng yêu thương chồng con. Khi anh Dậu bị bọn cai lệ đánh cho ngất xỉu, chị đã nấu cháo rồi nịnh cho chồng ăn bằng được để cho lại sức. Chị Dậu tha thiết mời chồng và cất lên những lời lẽ khẩn khoản: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Trong lời nói ấy có sự an ủi vỗ về, chứa đựng biết bao nhiêu tình thương của chị dành cho người chồng của mình. Rồi khi anh Dậu chịu ăn cháo, chị bé cái Tỉu bên cạnh, chị chờ xem chồng ăn có ngon miệng hay không, có cần chị giúp gì hay không. Những ấy tuy rất nhỏ nhưng cũng góp phần khẳng định tình yêu của chị Dậu dành cho chồng.

Lúc đầu, chị Dậu tỏ ra mềm yếu và nhún nhường khi chị Dậu bị bọn cai bắt trói. Chị van xin chúng tha cho chồng chị để chồng chị được nghỉ ngơi cho lại sức. Nhưng bọn cai nào có chút tình người. Chúng lao vào đánh anh Dậu. Lúc này chị không nhịn được nữa. Chị Dậu đã xông lên chống lại chúng. Chị dùng những lời lẽ đanh thép, gọi chúng bằng mày, xưng bà thậm chí còn túm lấy cổ chúng rồi ấn dúi ra cửa khiến cho chúng ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên còn lại thì chị túm tóc lẳng cho một cái khiến nó ngã nhào ra thềm. Những kẻ vẫn luôn vỗ ngực tỏ ra oai phong kia nay lại bị chị làm nhục, thật đáng xấu hổ.

Xem thêm:  Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh, tác giả của bài thơ Quê Hương

Có áp bức thì có đấu tranh, chị Dậu chính là minh chứng cho điều đó. Không ai có thể nhịn nhục được mãi nên hành động vùng lên của chị Dậu là đúng với lẽ thường. Qua đoạn miêu chị Dậu hạ nhục tên cai lệ và tên hầu cận, ta thấy được rõ sự hả hê của Ngô Tất Tố. Đàn bà có thể là những người chân yếu tay mềm thật nhưng khi cần, họ mạnh mẽ hơn bất cứ ai.

Chị Dậu là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ nông dân khác thời ấy. Qua miêu tả chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã đề cao phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam.

Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu cho đề phân tích nhân vật chị Dậu. Chúc các em có những giờ học lí thú và bổ ích với những gợi ý trên của chúng tôi.

Thu Thủy

Bài viết liên quan