Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (Có dàn ý chi tiết)


Mị là nhân vật chính trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Mị có khổ cực trong những năm tháng làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Khi đi vào phân tích nhân vật Mị, chúng ta sẽ thấy rõ được những đau khổ mà Mị phải gánh chịu.

Trước khi bước vào phân tích nhân vật Mị, Kho tàng văn mẫu sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý cho đề văn này để các em có thể làm bài văn phân tích được tốt hơn.

I. Lập dàn ý phân tích nhân vật Mị

1. Mở bài

về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

– Giới thiệu về nhân vật Mị – cô con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra.

2. Thân bài phân tích nhân vật Mị

Mị là cô gái có nhiều phẩm chất tốt đẹp

– Mị trẻ trung, xinh đẹp, có nhiều tài lẻ, được nhiều chàng trai say đắm.

– Mị đã từng có mối tình đẹp.

– Mị là người con hiếu thảo, ý thức được cuộc sống tự do, chăm chỉ làm nương ngô.

Mị là nạn nhân của những áp bức bất công

– Mị về làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, bị bóc lột sức , bị đánh đập và đày đọa như sống trong địa ngục.

– Mị quen dần với hoàn cảnh và chấp nhận cuộc sống thực tại.

– Mị sống cuộc đời lầm lũi như con rùa.

Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị

– Mị đã từng muốn tự tử bằng lá ngon vì không thể chấp nhận được cuộc sống không có tự do.

– Sức sống của Mị trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân:

+ Những thanh âm của cuộc sống ngoài kia ùa vào trong tâm trí của Mị.

+ Mị lẩm nhẩm hát, Mị như trở về với những ngày còn tự do, Mị lại khao khát yêu đương.

+ Mị khát khao tự do và ý thức được sự tồn tại của bản thân.

+ Mị bị A Sử trói nhưng tâm hồn vẫn lơ lửng theo tiếng sáo gọi bạn tình.

=> Sức sống vẫn luôn tiềm tàng trong Mị.

– Tâm trạng của Mị khi thấy A Phủ làm mất bò và bị trói đứng, bị đánh đập:

+ Mị dửng dưng tỏ ra không quan tâm.

Xem thêm:  Em cần làm gì để bảo vệ môi trường

+ Mị đồng cảm và cởi chói cho A Phủ.

+ Mị chạy theo A Phủ để tìm lối thoát cho mình.

=> Mị là người mạnh mẽ, dám hành động để đạp đổ cường quyền.

3. Kết luận

– Nêu của em về nhân vật Mị.

Bài viết liên quan

>> Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Có dàn ý chi tiết)

II. Bài làm phân tích nhân vật Mị

Nhà văn Tô Hoài sau chuyến đi thực tế ở Tây Bắc đã có cho mình rất nhiều . Cũng như nhiều nhà văn, nhà thơ khác, mảnh đất Tây Bắc đã để lại cho tác giả nhiều sâu sắc và rồi ông đã viết tác phẩm Vợ chồng A phủ, thể hiện rõ nét cuộc sống của những con người nơi miền núi cao này. Họ có một cuộc sống khổ cực, cuộc sống bị phụ thuộc và chẳng khác nào kiếp trâu ngựa. Nổi bật lên đó chính là nhân vật Mị, một cô gái xinh đẹp nhưng lúc nào cũng lầm lũi.

Trước đây, Mị vốn là một cô gái xinh đẹp, hiền lành. Mị có một cuộc sống bình thường giống như bao người khác. Mị có nhiều tài chẳng hạn như tài thổi lá, tài thổi sáo. Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo vậy. Chính vì thế nên Mị được nhiều chàng trai để ý. Những chàng trai theo đuổi Mị đứng chật kín cả một vách nhà. Thuở ấy, Mị cũng đã có một tình yêu đẹp. Lẽ ra, cuộc đời Mị sẽ cứ trôi qua êm đềm như vậy nếu như không có biến cố ập đến. Mị phải đi làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra bởi vì cha của Mị nợ nhà thống lí một khoản tiền lớn và không thể trả được. Mị đã từng cầu xin cha hãy để cho Mị được làm ruộng ngô để trả nợ chỉ xin cha đừng có bán Mị đi mà không thành. Cuối cùng Mị đã phải làm tròn , chấp nhận cuộc sống đi làm dâu nhà giàu có mà không hề có tình yêu. Ai cũng nghĩ chuyện con gái nhà nghèo về lam dâu nhà giàu là sẽ được ăn sung mặc sướng như chuột sa chĩnh gạo. Nhưng không phải ai cũng như vậy. Mị mang tiếng làm con dâu nhưng chẳng khác nào con ở, không khác nào kẻ hầu người hạ trong gia đình thống lí.

Xem thêm:  Em hãy cho biết thứ tự các việc phải làm khi gọi điện và ý nghĩa của các tín hiệu

phan tich nhan vat mi - Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (Có dàn ý chi tiết)

Phân tích nhân vật Mị

Mị chính là nạn nhân của những áp bức, bất công trong xã hội miền núi lúc bấy giờ. Những kẻ có tiền nắm trong tay cái quyền định đoạt cuộc sống của người khác. Mị từ ngày phải đi làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí thì trở nên thay đổi. Mị bị đối xử thậm chí còn không bằng được con trâu, con ngựa. Mất đi quyền tự do, bị trói, bị đánh, bị đày đọa, cuộc sống của Mị giống như đang ở nơi địa ngục của trần gian. Ở lâu trong cái khổ ấy, Mị quen dần và trở nên chai sạn với nỗi đau. Mị ngày nào cũng quay sợi, thái cỏ ngựa,… làm gì Mị cũng cúi găm mặt xuống, không nói, không cười. Mị sống buồn tủi và đơn độc như một cái bóng, một cái xác không hồn.

Mặc dù vậy, trong Mị vẫn có một sức sống tiềm tàng. Những ngày đầu mới về làm con dâu gạt nợ, nhiều lần Mị có ý định ăn lá ngón tự tử. Nhưng rồi, Mị sợ Mị chết đi thì cha Mị sẽ bị nhà thống lí bắt vạ. Vì chữ hiếu nên Mị chấp nhận cam chịu và . Nhưng như thế không có nghĩa là Mị đánh mất đi sức sống. Trong đêm tình mùa xuân, khi nghe thấy những âm thanh của cuộc sống bên ngoài như tiếng sáo gọi bạn tình, tiếng nô đùa của đang chơi quay, sức sống trong Mị một lần nữa trỗi dậy. Mị lắng nghe được những thanh âm từ quá khứ vọng về. Mị nhớ về những ngày mà Mị còn được tự do, được các chàng trai theo đuổi. Miệng Mị lẩm nhẩm lời bài hát. Mị trở lại với thời thanh xuân tươi đẹp rực rỡ. Mị lại dấy len cái khát khao được tự do. Mị muốn chạy ra ngoài kia để được hòa mình vào cuộc sống chứ không phải ngồi nhìn nó qua cái ô cửa sổ bé bằng lòng bàn tay nữa. Mị muốn có một tình yêu thực sự cho riêng mình. Chính từ những khát khao ấy nên Mị đã vùng dậy, đôi chân Mị đã đi để giải thoát cho chính mình nhưng Mị bị A Sử chói lại. Lúc này Mị nửa say nửa tỉnh. Khi say, Mị nhớ về những ngày trong quá khứ. Khi tỉnh, Mị nhận ra cuộc sống kiếp trâu ngựa của thực tại. Bị trói, bị đánh cũng không đau bằng hiện thực cuộc sống. Sau đêm tình mùa xuân ấy, sau cái khát khao bị dập tắt ấy, Mị đã lại chấp nhận cuộc sống tàn nhẫn này, lại trở về lầm lũi như con rùa rụt cổ nơi xó nhà.

Xem thêm:  Giới thiệu một vài nét về Vũ Trọng Phụng và chương “Hạnh phúc của một tang gia"

Khi Mị nhìn thấy A Phủ bị trói đứng vào cột nhà, bị đánh một cách tàn nhẫn, Mị đã cố gắng để không động lòng. Mị làm ngơ xem A Phủ như một kẻ chết đứng. Thế nhưng giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị không ngồi yên được nữa. Mị đã cởi trói cho A Phủ, một cách để Mị chống lại cường quyền. Mị biết nếu bị phát hiện thì Mị chỉ có nước chết nhưng Mị vẫn làm, không phải vì A Phủ mà vì chính mình. Đó là lý do vì sao Mị chạy theo A Phủ. Cha không còn, không có lý do gì để Mị tiếp tục cuộc sống như địa ngục này. Và Mị đã đi theo tiếng gọi của tự do.

Mị là một cô gái đầy mạnh mẽ. Chỉ cần có , Mị sẵn sàng đứng lên chống lại cường quyền, ác bá. Nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng ngôn ngữ chân tình của người miền núi, những câu văn có sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật linh hoạt, các nhân vật hiện lên có màu sắc, có tính cách rõ rệt. Qua đây, người đọc thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn và thêm cảm thông cho số phận của những con người chịu nhiều bất công. Truyện lên án xã hội phong kiến miền núi đồng thời ca ngợi sức sống tiềm tàng của con người Tây Bắc.

Như vậy là chúng ta vừa cùng nhau làm bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị cũng như lập dàn ý phân tích nhân vật Mị. Các em hãy đọc thật kĩ bài mẫu này để chọn lọc ra những ý hay và đưa vào bài văn của mình nhé.

Thu Thủy

Bài viết liên quan