Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Có dàn ý chi tiết)


Vũ Nương là một người con gái thủy chung, son sắc nhưng cuộc đời của nàng lại phải gánh chịu quá nhiều bi kịch. Để đến cuối cùng nàng phải tự vẫn và chết trong oan ức. Phân tích nhân vật Vũ Nương sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quan nhất về nhân vật này.

Để giúp các em có thể làm tốt đề văn phân tích nhân vật Vũ Nương, Kho tàng văn mẫu trước tiên sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý và sau đó sẽ gợi ý cho các em bài văn mẫu.

I. Lập dàn ý phân tích nhân vật Vũ Nương

1. Mở bài

về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

– Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương.

2. Thân bài

Vũ Nương là người vợ thủy chung

– Chồng đi ra trận, Vũ Nương một mình ở nhà chăm sóc con cái, mẹ già đợi ngày chồng trở về.

– Biết tính chồng hay ghen nên Vũ Nương luôn giữ khuôn phép để không làm ảnh hưởng đến vợ chồng.

– Trước khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương đã rót 1 chén rượu đầy và dặn dò chồng những lời tình nghĩa.

– Chồng đi xa, Vũ Nương luôn ngóng đợi tin tức nơi chiến trường báo về.

Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo

– Nàng thay chồng chăm lo cho người mẹ chồng già yếu.

– Nàng chăm nom, thuốc thang trong những ngày mẹ chồng đau yếu và giúp và vơi đi nỗi nhớ con.

– Mẹ chồng mất, nàng khóc thương và một mình chăm lo ma chay.

Vũ Nương là một người mẹ mẫu mực

– Một mình nàng chăm lo cho con, gánh vác gia đình thay cho chồng.

– Nàng chỉ lên tường bảo cái bóng của mình là cha Đản xuất phát từ tấm lòng của người làm mẹ.

Xem thêm:  Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” - một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay

3. Kết luận

– Nêu của em về nhân vật Vũ Nương.

Bài viết liên quan:

>> Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích bài thơ Chị em Thúy Kiều trích Truyện Kiều (Có dàn ý chi tiết)

II. Bài làm phân tích nhân vật Vũ Nương

Đề tài về người phụ nữ được rất nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Dường như có viết bao nhiêu điều về họ cũng là không đủ. Họ là những có nhiều phẩm chất tốt đẹp và đáng được ngợi ca. Nhà văn Nguyễn Dữ, một nhà văn trung đại cũng đã có một sáng tác vô cùng hay về đề tài này đó chính là Chuyện người con gái Nam Xương. Người phụ nữ trong tác phẩm này chính là Vũ Thị Thiết, thường gọi là Vũ Nương.

Mở đầu tác phẩm của mình Nguyễn Dữ đã giới thiệu về nhân vật Vũ Nương là một người con gái vừa đẹp người vừa đẹp nết. Không chỉ có tư dung đẹp, nàng còn có tính tình nết na, dịu hiền. Kể từ ngày về làm vợ của Trương Sinh, vì biết tính chồng đa nghi, hay ghen nên lúc nào Vũ Nương cũng giữ khuôn phép, không bao giờ làm điều gì để chồng phải nghi ngờ. Hạnh phúc gia đình diễn ra chưa được bao lâu thì Trương Sinh lại phải đi lính. Chẳng nói thì ai cũng biết tâm trạng của người vợ khi có chồng đi lính buồn bã như thế nào. Vũ Nương mang một tâm trạng đau khổ khi phải tiễn chồng đi lính. Cái tình của Vũ Nương khiến người đọc cảm động đến rơi lệ, nàng không mong chồng đeo ấn phong hầu, chỉ mong sao chồng trở về bình yêu vô sự là hạnh phúc lắm rồi.

Xem thêm:  Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người con gái Thuý Vân trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều) của Nguyễn Du

phan tich nhan vat vu nuong - Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Có dàn ý chi tiết)

Phân tích nhân vật Vũ Nương

Trong suốt những năm tháng chồng đi đánh trận xa nhà, Vũ Nương ở nhà lo thu vén gia đình, thay chồng gánh vác tất vả việc lớn nhỏ. Nhà còn có mẹ chồng già yếu và đứa con nhỏ cần chăm sóc. Một mình Vũ Nương chăm lo chu toàn. Vũ Nương là người con dâu vô cùng hiếu thảo. Khi mẹ chồng bị ốm, nàng chăm sóc mẹ chồng, lo thuốc thang cho bà. Lúc mẹ chồng qua đời, một mình Vũ Nương lại vất vả lo ma chay. Trong nhà xảy ra biết bao nhiêu biến cố, vậy mà không có người đàn ông nào làm chỗ dựa. Đặc biệt với con trai, Vũ Nương vừa là mẹ lại vừa là cha. Trong những ngày không có chồng ở nhà, Vũ Nương thường chỉ vào cái bóng của mình ở trên tường và nói với con rằng đó là cha của bé. Đứa trẻ ngây thơ vẫn luôn tin lời mẹ nói là thật. Nó giúp cho bé Đản được tình yêu của cha, khiến cho bé không bị thiếu thốn tình cảm. Những việc làm của Vũ Nương xuất phát từ tấm lòng của một người mẹ thương con. Tấm chân tình của nàng, bà con làng xóm ai cũng biết. Ai cũng thương cho người con gái này.

Ngày Trương Sinh đi lính trở về những tưởng là ngày gia đình được đoàn tụ, hạnh phúc mỉm cười với Vũ Nương thì bi kịch mới lại ập đến khiến người phụ nữ bé nhỏ không thể nào chống cự được. Chỉ vì nghe những lời của đứa trẻ ngây thơ, Trường Sinh đã nảy sinh ngờ vực với vợ của mình, nghi ngờ nàng ở nhà không chung thủy nên đã trách phạt và mắng nhiếc nàng. Mặc cho Vũ Nương khóc lóc kêu oan, Trương Sinh vẫn đánh mắng và đuổi nàng ra khỏi nhà. Hàng xóm nói gì, Trương Sinh cũng bỏ ngoài tai. Vũ Nương vì không thể tự minh oan cho mình nên đã quyết định gieo mình xuống lòng sông để chứng tỏ sự trong sạch của bản thân.

Xem thêm:  Phân tích và đánh giá hình tượng văn sĩ Hoàng trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao

Đến khi Trương Sinh nhận ra sai lầm của mình thì cũng đã quá muộn. Vũ Nương được giải oan, âu cũng là một niềm an ủi đối với nàng. Dù không thể trở về dương gian được nữa nhưng nàng cũng có thể ngậm cười.

Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã lên án tố cáo khiến người phụ nữ phải chịu nhiều khổ đau. Chính hoàn cảnh đã đẩy vợ chồng Vũ Nương xa nhau và vì xa nhau nên mới xảy ra câu chuyện thương tâm như vậy. Mặc dù truyện có thêm vào một vài yếu tố hoang đường nhưng ta cũng thấy được một phần của hiện thực ở đó. Thương Vũ Nương, ta lại càng thương cho thân phận phụ nữ xưa kia.

Cuộc đời của Vũ Nương đã phải chịu nhiều khổ đau như vậy đấy. Qua việc phân tích nhân vật Vũ Nương, chắc các em cũng thấy được nỗi khổ mà nàng đã phải gánh chịu. Nếu dàn ý và bài làm phân tích nhân vật Vũ Nương trên đây còn gì thiếu sót, các bạn, các em hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng nhau tiến bộ hơn.

Thu Thủy

Bài viết liên quan