Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Có dàn ý chi tiết)


Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu thể hiện một quan niệm mới về và cuộc đời. Trong tác phẩm của mình, tác giả đã kể câu chuyện cuộc đời của một người phụ nữ thông qua cái nhìn của một nhiếp ảnh. Qua đây, chúng ta hiểu thêm về những phận người trong .

Trước khi bước vào làm bài phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta hãy cùng nhau lập dàn ý cho đề văn này, vạch ra những ý chính cần có để bài làm không bị thiếu ý.

I. Lập dàn ý phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

1. Mở bài

về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

– Nguyễn Minh Châu là ngòi bút tiêu biểu của văn học thời kì đổi mới.

– Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa viết về đề tài thế sự, đưa đến cho người đọc một cái nhìn mới, một mới về cuộc đời.

2. Thân bài phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

a. Hai phát hiện của Phùng

– Phát hiện ra cái đẹp trong nghệ thuật có đôi khi là sự kết hợp giữa rung động và duyên may.

+ Cái đẹp tuyệt đỉnh, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích.

+ Cái đẹp là đạo đức.

– Phát hiện về hiện thực cuộc sống.

+ Hiện thực khác xa với bình yên của những bức ảnh mà Phùng chụp.

+ Thế giới của con người là cái gì đó rất phức tạp, muốn hiểu hết thì phải nhìn vào đa chiều.

b. Người đàn bà làng chài và câu chuyện đời tự kể

– Hình dáng thô kệch, xấu xí, thể hiện rõ sự khắc khổ, lam lũ.

– Thái độ sợ sệt, rón rén van xin khi được mời lên tòa án.

– Số phận chịu nhiều bách hạnh.

– Tính cách hiền hậu, giàu lòng vị tha.

c. Hệ thống nhân vật

– Người đàn bà làng chài đại diện cho số phận của những người phụ nữ khác.

– Người đàn ông bị hiện thực của xã hội làm cho thay đổi tính cách.

– Chị em Phác là nạn nhân của hiện thực.

– Nhân vật Phùng là người đi tìm cái đẹp, khám phá ra cái đẹp và nhìn nhận sự việc ở nhiều chiều.

Xem thêm:  Hãy nói lời đáp của em khi gặp những tình huống sau đây

d. Một số đặc sắc về nghệ thuật

– Xây dựng hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giàu trí biểu tượng.

– Nghệ thuật tự sự độc đáo.

– Ngôn ngữ được cá thể hóa gần gũi, giàu sức thuyết phục.

3. Kết luận

– Nêu của em về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Bài viết liên quan

>> Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Có dàn ý chi tiết)

>> Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Có dàn ý chi tiết)

II. Bài làm phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn sống khá nội tâm, thích một mình suy ngẫm. Có lẽ chính vì tính cách này nên các sáng tác của ông có thiên hướng đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa chính là một tác phẩm như vậy. Ông nhìn cuộc đời bằng con mắt của một người nghệ sĩ giàu cảm xúc. Ông không nhìn sự vật, sự việc ở một chiều mà nhìn ở nhiều chiều để thấy hết cái hay, cái dở, thấy hết được những góc khuất của cuộc đời. Tất cả những điều ấy, tác giả đã gửi gắm qua cặp mắt của nhiếp ảnh gia Phùng.

Phùng vốn là một người lính đã từng vào sinh ra tử nơi chiến trường. Nay thời bình, anh trở thành nhiếp ảnh gia chuyên đi tìm kiếm cho mình những bức hình đẹp. Trong một chuyến công tác, anh đã chụp được bức ảnh nghệ thuật về một con thuyền ở ngoài xa. Bức ảnh có sự kết hợp của cả sự rung động nghệ thuật trong Phùng và có cả một chút may mắn nữa. Nó giống như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, đẹp một cách giản dị. Giây phút ấy nhiếp ảnh gia Phùng đã nhận ra rằng cái đẹp chính là đạo đức, cái đẹp giúp thanh lọc tâm hồn và hướng con người ta đến với cái thiện. Tuy nhiên, đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ ấy, Phùng lại phát hiện ra một hiện thực khác của cuộc sống. Đó là người đàn bà đầy cam chịu trước một người chồng vũ phu và vô tội thì cố gắng để bảo vệ mẹ của mình. Đây chính là hiện thực ngang trái của cuộc đời, nó đối lập hẳn với cái vẻ đẹp bình yên như trong bức ảnh của Phùng. Cuộc sống của những con người nơi đây quá phức tạp. Vì sao người đàn bà phải chịu nhịn nhục để bị đánh đập như vậy? Nó là những gì mà Phùng muốn tìm hiểu, muốn khám phá và muốn lý giải.

Xem thêm:  Phát biểu suy nghĩ của mình về câu nói Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông

phan tich tac pham chiec thuyen ngoai xa - Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Có dàn ý chi tiết)

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Người đàn bà hàng chài được Nguyễn Minh Châu miêu tả với vẻ ngoài xấu xí và thô kệch đúng với những nét đặc trưng của một người đàn bà vùng biển chịu nhiều lam lũ. Trái ngược với vẻ ngoài xấu xí ấy, người đàn bà này tỏ rõ thái độ sợ hãi, rón rén khi đứng trước tòa án. Khi được xử cho phép bỏ chồng, chị lại van xin chính quyền, chị kiên quyết không bỏ chồng bằng mọi giá, rồi chị biển minh cho hành động vũ phu của chồng là bởi vì chị đẻ nhiều quá, cuộc sống vất vả khiến chồng chị mới như vậy. Chị chấp nhận cam chịu sống một cuộc sống quả thực không khác gì địa ngục. Trong cuộc đối thoại với quan tòa, chị đã có sự thay đổi trong cách xưng hô từ con, quý tòa – chị, các chú điều này cho thấy sự thay đổi tương quan. Chị từ chỗ bị động và thiếu tự tin đã chuyển sang thế chủ động và bình đặng. Chị kể về câu chuyện cuộc đời mình để mọi người được hiểu hơn về hạnh động của mình. Chị đưa ra rất nhiều lĩ lẽ, đầu tiên là vì đẻ nhiều nên nghèo đói sinh nóng nảy, sau là đàn bà sống trên thuyền thì luôn cần có người đàn ông che chắn nhất là khi biển động và điều thiêng liêng nhất là chị nghĩ đến các con, chị sống vì con chứ không phải chỉ sống cho riêng bản thân mình. Những lời tâm sự của chị khiến người đọc thấu hiểu thêm phần nào lý do vì sao mà chị cam chịu.

Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ sau đây trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: Em ơi em... Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tuyến nhân vật thật sự hoàn hảo. Người đàn bà hàng chài, một người vô danh không tên, đại diện cho rất nhiều người phụ nữ khác trong xã hội. Họ chấp nhận sống khổ, thậm chí còn khổ hơn cả người đàn bà trong tác phẩm này nhưng họ cam chịu và họ có nhiều lý lẽ của riêng mình. Nhân vật người đàn ông vũ phu kia bản chất không hề xấu, chính vì cái nghèo đói mới khiến anh thành ra như vậy. Ở đây, ta thấy nhân vật của Nguyễn Minh Châu có sự gặp gỡ của chủ nghĩa hiện thực của trước cách mạng. cũng đã viết về những con người bị xã hội làm cho biến chất, thay đổi tính người. Chị em Phác thì chính là nạn nhân của hiện thực tàn khốc ấy. Chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ đánh nhau, đó là một sự tàn nhẫn với con trẻ, là vết hằn trong tâm lý, trong tuổi thơ và theo chúng suốt cuộc đời. Nhân vật Phùng, người đã chứng kiến được cảnh đánh đập lần thứ hai và sẵn sàng vứt cả máy ảnh xuống đất để chạy tới can thiệp cho thấy Phùng dù là nghệ sĩ và đi tìm cái đẹp nhưng cái đẹp cũng cần gắn với cuộc đời và sẵn sàng đấu tranh để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

Với việc xây dựng hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giàu giá trị biểu tượng, Nguyễn Minh Châu đã cho thấy một kiếp người đơn độc trên đại dương cuộc đời. Bên cạnh đó, nghệ thuật tự sự độc đáo cùng ngôn ngữ được cá thể hóa, khách quan, trung thực khiến cho câu văn trở nên gần gũi, dễ đi vào lòng người. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã mang tới cho người đọc những điểm nhìn mới mẻ về cuộc đời và về kiếp người.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau làm bài phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và lập dàn ý cho đề văn phân tích này. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho các em những kiến thức bổ ích và lý thú.

Thu Thủy

Bài viết liên quan