Phân tích tám câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất


Đề bài: Phân tích tám câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc của

Bài làm

Tố Hữu là nhà thơ có phong cách thơ trữ tình chính trị rất sâu sắc. Tiêu biểu cho phong cách đó chính là bài thơ Việt Bắc.

Bài thơ Việt Bắc là những lời ân tình của người ra đi và người ở lại. Khi Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 giành được thắng lợi, cán bộ trung ương, cơ quan đầu não phải rời căn cứ về miền xuôi để tiếp tục sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài thơ chính là lời bày tỏ tình cảm, cảm xúc khi diễn ra cuộc chia ly ấy. Đặc biệt là tám câu thơ đầu của bài thơ. Mở đầu của bài thơ chính là lời của người ở lại dành cho người ra đi:

“Minh về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

Câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta” ở đây mình là người ra đi còn ta là người ở lại. Câu hỏi tha thiết ân tình mà người ở lại bày tỏ nỗi mong nhớ của mình, không biết rằng những người ra đi có còn nhớ tới “mình” không. Ở câu thơ thứ hai thì người ở lại đã nhắc đến quãng gắn bó bên nhau:

Xem thêm:  Bạn Mai Xuân Lan viết một đoạn văn ngắn nói về ngôi trường của mình

“Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Quãng thời gian mười lăm năm là thời gian thực tế đã sống và chiến đấu cùng nhau, cũng đồng thời là chỉ độ dài của nỗi nhớ. Những năm tháng ấy chính là những năm tháng chan chứa biết bao kỷ niệm và “thiết tha mặn nồng”. Đó là tình nghĩa, là sự thủy chung, son sắt của người ở lại dành cho người ra đi. Câu thơ thứ ba tiếp tục là một câu hỏi tu từ mà người ở lại hỏi người ra đi, đồng thời tiếp nối đó chính là lời nhắc nhở chân tình “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”. Hai hình ảnh “núi” và “nguồn” được nhà thơ Tố Hữu sử dụng để biểu tượng cho việc Việt Bắc chính là quê hương, là cội nguồn của Cách mạng. Người ra đi có trở về với thành phố thì cũng đừng quên nơi đây. Câu thơ còn làm nổi bật lên truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

phan tich tam cau tho dau bai tho viet bac cua to huu hay nhat - Phân tích tám câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất

Phân tích tám câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc

Bốn câu thơ tiếp theo chính là lời đáp trả, là tiếng lòng của người ra đi:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Những người chiến sĩ miền xuôi cùng đồng bào Việt Bắc đã kề vai, sát cánh để chiến đấu. Gian khổ, hi sinh, mất mát nhưng cũng có lúc được quây quần bên nhau trong những bữa liên hoan văn nghệ, cùng nhau sẻ chia “bát cơm sẻ nửa, mối thù nặng vai”. Thế mà nay phải chia xa, tiếng của người ở lại sao mà tha thiết thế, tiếng nói ân tình, vang vọng khắp núi rừng. Tiếng “ai”, không rõ từ ai truyền tới, không rõ là người cụ thể nào mà chỉ chung những đồng bào Việt Bắc, chỉ chung những người ở lại. Chính “tiếng ai tha thiết” ấy khiến cho bước chân của người ra đi như chậm lại, như mang theo sự “bâng khuâng”, “bồn chồn”. Một cảm giác nghẹn ngào, lưu luyến không tên.

Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau đây trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: Trong anh và em hôm nay... Làm nên Đất Nước muôn đời

Buổi chia li ấy mỗi lúc lại càng thêm bịn rịn, lưu luyến:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Hình ảnh chiếc áo chàm mang một ý nghĩa to lớn. Màu áo chàm xám xịt chứ không nổi bật, màu áo chàm của những người ở lại, là đại diện của toàn bộ nhân dân Việt Bắc đang ra tiễn người ra đi lên đường về xuôi. Buổi phân li đầy cảm xúc và chiếc áo chàm còn có thể hiểu là chiếc áo mà người ở lại tặng cho người về xuôi với biết bao chân tình. Trong buổi chia tay đó, lúc gặp nhau rồi thì lại chẳng biết nói với nhau những lời gì mà chỉ biết cầm tay nhau, trao cho nhau những ánh mắt trìu mến. Có lẽ khi đã quá thấu hiểu nhau rồi thì chẳng cần đến ngôn từ thì họ vẫn có thể hiểu được tình cảm dành cho nhau. Chính là bởi vì họ đã có mười lăm năm gắn bó, mười lăm năm nghĩa tình.

Bài thơ nói chung và tám câu thơ đầu bài Việt Bắc nói riêng được nhà thơ Tố Hữu viết bằng thể thơ lục bát mang đậm đà bản sắc dân tộc. Với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu, kết hợp với lối hát đối đáp tạo nên giai điệu phong phú cho bài thơ, khiến cho bài thơ dễ đọc, dễ thuộc và dễ bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

Xem thêm:  Miêu tả loài cây em yêu - Cây bàng

Tám câu đầu bài thơ Việt Bắc đã gợi mở cho người đọc về những tình cảm của đồng bào Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng. Qua đó người đọc có thể được cảnh chia li đầy nước mắt và sâu sắc giữa quân và dân. Đó chính là thứ tình cảm cao cả, thiêng liêng, đáng được trân trọng và giữ gìn.

Loan Trương

Bài viết liên quan