Tưởng tượng em là một người sống cùng thời với nguyễn đình chiểu, tác giả đã kể lại tâm tình của mình khi viết bài Chạy Tây cho em nghe. Em hãy ghi lại câu chuyện giữa hai người.


Tưởng tượng em là một người sống cùng thời với nguyễn đình chiểu, tác giả đã kể lại tâm tình của mình khi viết bài Chạy Tây cho em nghe. Em hãy ghi lại câu chuyện giữa hai người.

Hướng dẫn

Từ lâu, tôi đã nghe danh cụ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ nổi tiếng. Tôi rất muốn được gặp cụ nhưng nghĩ rằng làm sao mà gặp được. Nhưng thật không ngờ…

Một hôm, đang đi trên đường lại vô tình gặp được danh nhân này. Tôi cúi chào cụ Nguyễn và thưa là rất muốn gặp gỡ và nói chuyện với cụ. Cụ bảo bây giờ còn phải làm việc khác nên cụ Nguyễn hẹn tôi trưa mai đến nhà cụ ở tận Bến Tre. Nghe cụ hẹn, tôi vừa mừng vừa lo. Sáng sớm hôm sau, tôi xin phép cha mẹ ra bến xe miền Tây đi chuyến sớm nhất về Bến Tre, lòng tôi cứ nôn nao hồi hộp vì sắp được gặp một nhà nho, một danh nhân yêu nước. Rồi giờ hẹn cũng đến, tôi tìm đến nhà cụ Nguyễn. Đó là một căn nhà lá ba gian. Tôi thật cảm phục vì từ căn nhà lá bé nhỏ đơn sơ này, ông đã làm ra biết bao nhiêu là bài thơ hay và rất xúc động. Tôi bước vào nhà, chào cụ. Với nụ cười phúc hậu hiền hoà, cụ chào lại tôi và bảo: ta nghe tiếng động ngoài cửa, biết cháu đến rồi! Cháu đi giày thấp hả? Câu hỏi của cụ làm tôi bất ngờ và cảm phục quá. Cụ tiếp tôi rất chu đáo, coi tôi như cháu ruột. Rồi cụ hỏi thăm tôi chuyện học hành, sức khỏe dạo này ra sao… Cụ còn rót nước cho tôi. Nhìn tay cụ cứ lần mò, tôi mới nghĩ thầm: “Thật tiếc và tôi nghiệp cho cụ Nguyễn…! nếu cụ không tật nguyền, chắc sẽ làm nên nhiều sự nghiệp đáng kể hơn trong lịch sử!!”.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Đò Lèn của tác giả Nguyễn Duy

Tôi bắt chuyện:

– Thưa cụ, có phải cụ là người đã viết bài thơ “Chạy Tây” trong lúc Pháp đến miền Nam không ạ?

Cụ chậm rãi trả lời:

– Đúng đấy!

Cụ thở dài rồi nói tiếp:

– Chuyện dài lắm cháu ạ! Ngày xưa, giặc Tây xâm chiếm nước ta. Nhìn cảnh giặc bắn phá, giết hại dân chúng, ta đã tức rồi. Rồi vua quan nhà Nguyễn lại đầu hàng giặc, bỏ mặc dân chúng, ta lại càng tức hơn. Nhìn cảnh dân lúc đó, lòng ta đau đến nỗi ruột như muốn thắt lại.

Cụ vừa nói mà nước mắt cứ chảy ra chứa chan. Cụ như bị nghẹn ở cổ không nói được nên lời. Tôi liền an ủi:

– Thôi cụ ạ! Chuyện đã qua rồi. Bây giờ chúng cháu đã được sống trong hoà bình rồi cụ ạ! Cụ đừng buồn nữa…

Cụ nói cắt ngang:

– Quên sao được! Chuyện ấy đã theo ta mười mấy năm rồi. Cụ kể tiếp: Ta bất bình quan quân nhà Nguyễn, ta chứng kiến bao nỗi thống khổ của nhân dân, với bao sinh mạng chết dập chết vùi, chết oan chết ức, và bao anh hùng liệt sĩ hy sinh…tội lắm cháu ơi! Vì thếnên ta đã làm mấy bài thơ phản kháng lại thay lời tốcáo. Và bài “Chạy Tây” là một trong số đó.

Nghe cụ kể mà tôi não lòng. Thời gian qua sao nhanh quá, tới giờ phải chia tay cụ Nguyễn rồi. Lúc chia tay, cụ còn dặn tôi nên cố gắng học để mai sau dựng xây nước nhà.

Xem thêm:  Tưởng tượng cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

Trên đường về nhà, tôi cứ suy nghĩ về cụ Nguyễn: cụ đúng là một con người ngay thẳng. Dù mắt không sáng nhưng lòng cụ rất sáng, đã thẳng thắn nói lên một sự thật cấm kỵ lúc bây giờ. Cụ đúng là một nhà thơ lớn. Tôi kính phục cụ tận đáy lòng mình. Tôi nhớ đến các anh hùng chống Pháp thời Cụ Nguyễn, như Nguyễn Trung Trực…tôi muốn thưa với cụ Nguyễn, xin cụ kể cho tôi nghe… thì có tiếng mẹ vọng đến:

– Con ơi! Dậy đi học nào!

Tôi bỗng choàng thức giấc! Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ đẹp và hiếm hoi quá, ngắn ngủi quá. Nhìn ra cửa sổ, tôi thấy những tia sáng đầu ngày đã bừng lên.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Bài viết liên quan