Viết bài giới thiệu về Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc


Viết bài giới thiệu về Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc

Gợi ý

Hồ Chí Minh (19/5/1890) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.

Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sinh Cung, quê nội là làng Kim Liên, hay còn gọi là làng Sen. Bác được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của Bác, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố. Vào thời Bác, phần lớn dòng họ của Bác đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp. Thân phụ Bác là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh sắc, từng đỗ phó bảng. Thân mẫu là Hoàng Thị Loan. Bác có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận.

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Saụ khi mẹ mất (1901), Bác về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội. Từ đây Bác bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một sô ông giáo khác.

Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, Bác vào họe tại Trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Cha Bác bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Bác quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào đến Phan Thiết. Bác đã dạy chữ Hán và chữ quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại Trường Dục Thanh của hội Liên Thành. Khoảng trước tháng 2 năm 1911, Bác nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây, Bác theo học Trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son. đây, Bác được nuôi ăn nhưng chỉ học ba tháng thì bỏ khi nhận ra rằng phải học ba năm mới thành nghề. Bác quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã lây tên là Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm, Bác quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917, Bác trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.

Ngày 19 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm tám điểm, kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thông Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị. Bản yêu sách này do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, cùng viết, và được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt ba mươi năm sau đó.

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, từ đó Bác đi theo chủ nghĩa cộng sản. Bác tham dự Đại hội lần thứ mười tám của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đôrig Dương của Đảng Xã hội Pháp. Người trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi Đảng Xã hội. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc dịa nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc. Năm 1922, Bác cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Lê Paria (Người cùng khổ) và làm chủ nhiệm tiêm chủ bút cho tờ báo này. Những bài viết của bậo nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Phập nói riêng. Tác phẩm Bản án chế. độ thực dân Pháp do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.

Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại Trường Đại học Phương Đông. Tại đây Bác đâ dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923). Người được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

Xem thêm:  Kể lại truyện “Chiếc nỏ thần” theo lời của nhân vật Trọng Thủy- Văn lớp 10

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý. Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xô bến cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn.

Năm 1925, Bác thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh, mà Hồ Chí Minh là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm 1927. Mùa thu 1928, Bác từ châu Âu đến Thái Lan, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều. Cuối năm 1929, Bác rời Thái Lan sang Trung Quốc. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, Người thông nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam"). Tháng 3 năm 1930, Bác trở lại Thái Lan trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.

Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Bác lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quôc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được ông tổ chức ra trước đó) để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên trong các giấy tờ cá nhân Bác sử dụng tên Hồ Chí Minh, tuy vậy Bác lại khai nhân thân là "Việt Nam – Hoa kiều". Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt ngày 29 tháng 8 khi đang đi cùng một người Trung Quốc dẫn đường và giam hơn một năm, trải qua khoảng ba mươi nhà tù. Bác đã viết Nhật ký trong tù trong thời gĩan này. Sau khi được trả tự do ngày 10 tháng 9 năm 1943, Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Cuối tháng 9 năm 1944, Bác trở về Việt Nam. Khi này các đồng chí của Bác ở Liên tỉnh ủy Cao – Bắc – Lạng như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… đã quyết định tiến hành phát động chiến tranh du kích trong phạm vi liện tỉnh. Hồ Chí Minh ngăn chặn thành công quyết định này. Thay vào đó, Bác ra lệnh tổ chức lập lực lượng vũ trang và căn cứ địa cho chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bác trực tiếp ra chỉ thị thành lập một đội quân mang tính chính thống và chính quy là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với ba mươi tư đội viên là các tiểu đội trưởng, trung đội trưởng hoặc thành viên của các đội quân nhỏ bé và rải rác trước đó của Việt Minh. Cuối năm 1944, Bác Hồ lại trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945.

Xem thêm:  Chứng minh bài thơ Cảnh Khuya, Khi con tu hú, Quê Hương biểu hiện tình cảm của nhà thơ đối với quê hương đất nước

Cuộc đời Bác là những chuỗi ngày hoạt động cách mạng vô cùng vất vả vì nhân dân, đất nước Việt Nam. Không những chỉ trong giai đoạn kháng chiến chông Pháp mà cả giai đoạn kháng chiến chông Mỹ về sau này, Bác luôn là người tiên phong đi đầu, dẫn đường chỉ lối cho nhân dân Việt Nam kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Từ khoảng nửa đầu thập niên 1960, Hồ Chí Minh được coi như biểu tượng của cách mạng. Bác dành nhiều thời gian để đi thăm hỏi đồng bào. Rồi Bác liên tục ốm nặng trong khoảng hơn ba năm cuối đời. Trong Di chúc, Bác có viết Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Hồ Chí Minh mất vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 để lại muôn vàn tiếc thương không chỉ cho dân tộc ta, đất nước ta mà còn với bạn bè, anh em trên toàn thế giới. Người xứng đáng là người cha, người anh, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Một tuyên bố chính thức từ Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản Quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết. Từ các nước Thế giới thứ ba, người ta ca ngợi Bác trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp bức. Một bài báo xuất bản ở Ân Độ miêu tả ông là sự kết tinh của nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân. Những bài báo khác đề cao phong cách giản dị và đạo đức cao của Người. Một bài xã luận trên một tờ báo của Uruguay viết: ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Õng là hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt.

Vanmau.edu.vn

Bài viết liên quan