“Ý tại ngôn ngoại” là một trong những đặc trưng tiêu biểu của thơ Đường. Anh (chị) hãy chứng minh đặc trưng đó qua các bài thơ Đường đã học trong chương trình


“Ý tại ngôn ngoại” là một trong những đặc trưng tiêu biểu của thơ Đường. Anh (chị) hãy chứng minh đặc trưng đó qua các bài thơ Đường đã học trong chương trình

Gợi ý

Thâm trầm, sâu sắc là một trong những đặc trưng, tính cách nổi bật của người Trung Quốc. Đặc trưng này đã đi vào thơ ca, và trở thành một trong những nét tiêu biểu của thơ Đường: “ý tại ngôn ngoại”.

Cho đến bây giờ, thơ Đường đã có hàng ngàn năm tuổi. Nhưng những bài thơ như Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Thu hứng, Hoàng Hạc lâu, Khuê oán, Điểu minh giản… còn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những điều làm nên sức bất tử cho các thi phẩm ấy chính là “ý tại ngôn ngoại”.

Hiểu nôm na “ý tại ngôn ngoại” là ý ở ngoài lời, là nói ít gợi nhiều. Không phải các nhà thơ Đường tiết kiệm ngôn từ, hay không đủ năng lực diễn giải ý thơ của mình. Một trong những lí do đưa đến đặc trưng này chính là sự gò bó trong lề luật của thể thơ. Các bài thơ viết theo thể Đường luật luôn bị giới hạn bởi số câu, số chữ. Nhưng có lẽ chính điều đó lại khiển thơ Đường cô đọng, hàm súc hơn bất cứ kiểu thơ nào khác. Cái hay của thơ Đường chính là ở đó. Cái tài của thi nhân cũng chính là ở đó. Còn người đọc, tuỳ theo khả năng thẩm thấu văn chương mà mỗi người có thể tri âm với tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp của mỗi thi phẩm.

Nếu đọc Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng một cách hời hợt, chúng ta chỉ có thể thấy những hình ảnh mà Lí Bạch đậ gợi nên trong sáng tác của mình: Tháng ba mùa hoa khói, tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên xuôi về Dương Châu. Đôi mắt người đưa tiễn cứ trông theo cánh buồm trên con thuyền đưa bạn mình đến nơi xa, cho đến khi chỉ còn nhìn thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời. Nhưng nếu chỉ có vậy thì bài thơ Lí Bạch đầu đáng lưu đến tận ngày nay? Và nếu chỉ lời thơ chỉ đơn thuần như thế, Lí Bạch đâu đáng được gọi là “thi tiện”? Nhưng rõ ràng với bài thơ này, Lí Bạch đã dĩ vô tình ngôn tình (lấy vô tình để nói tình) nên tắc tình xuất (tình tất hiện ra). Bài thơ toàn cảnh, nhưng rõ ràng, đọc nó, độc giả lại cảm nhận được “tình” một cách sâu đậm. Sở dĩ cộ được hiệu quả thẩm mĩ ấy là do những nghĩa hàm ẩn của từ ngữ, do các mốì quan hệ, do hình ảnh cánh buồm dần xa trong đôi mắt thể Kiện tình bạn triền miên vô tận trong tấm lòng.

Xem thêm:  Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Cháu.

Mạnh Hạo Nhiên mới bắt đầu dời lầu Hoàng Hạc mà Lí Bạch đã gọi là cố nhân. Bằng hai chữ này, tình bằng hữu thâm giao giữa Lí Bạch với Mạnh Hạo Nhiên được khắc hoạ một cách sâu đậm. Hơn thế nữa, thi nhân còn muốn nhấn vào sự chia li, cách biệt. Con thuyền đưa Hạo Nhiên vừa dời không gian lầu Hoàng Hạc mà sự chia cách dường như đã kéo dài theo thời gian xa tít, biến người bạn thân thiết mới đây còn kề cận của nhà thơ thành cố nhân tự lúc nào.

Người Trung Quốc xưa coi “giai thì, mĩ cảnh, thắng sự, lương bằng” (thời tiết đẹp, cảnh đẹp, việc hay, bạn tốt) là “tứ thú”. Nhưng trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, “tứ thú” ấy lại khuyết một. Có giai thì, mĩ cảnh, lương bằng nhưng “sự" không “thắng” bởi “sự” là li biệt. Li biệt nên buồn là cảm xúc tất yếu. Bài thơ không nói có một chữ buồn nhưng nỗi buồn lại mênh mang. Và chính tâm trạng đó định hướng cho đôi mắt thi nhân:

Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiền tế lưu.

Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông, thương nghiệp của vùng Hoa Trung, Hoa Nam. Giữa mùa xuân thanh bình, hẳn trên sông phải tấp nập thuyền bè. Vậy mà người đưa tiễn chỉ nhìn thấy duy nhất một cánh buồm đơn chiếc (cô phàm) của cố nhân và cứ nhìn theo mãi cho đến khi nó mất hút sau dòng sông nước. Nỗi cô đơn cứ vời vợi theo hình ảnh thơ. Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cô đơn và cả cánh buồm tưởng như vô tri cũng cô đơn. Nỗi cô đơn càng gia tăng thêm nỗi buồn trong lòng người. Đó chính là lí do khiến bài thơ không một chữ “buồn” nhưng nỗi buồn lại ngập tràn, giăng mắc.

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhỉên chi Quảng Lãng không một chữ nói về tình nhưng cả bài thơ lại là một dòng tình bất tận.

Cùng với “thi tiên” Lí Bạch, “thi thánh” Đỗ Phù cũng có những bài thơ đựợc xếp vào loại hay nhất của thơ Đường. Một trong những bài thơ ấy là Thu hứng. Thu hửng có thể chia làm hai phần, bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau chủ yếu thể hiện cảm xúc nhưng cả bài thơ câu nào cũng là “thu – hứng”:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Khung cảnh thiên nhiên được gợi lên trong bốn câu thơ này là khung cảnh Quỳ Châu – nơi Đỗ Phủ cùng gia đình đang phải ngụ lại. Chỉ bằng hai hình ảnh ước lệ quen thuộc: lộ (sương), phong thụ lâm (rừng cây phong), thi nhân đã mang mùa thu về ngập tràn câu thơ. Với hai từ điều thương, tiễu sâm, Đỗ Phủ đã lột tả được thần thái phong cảnh nơi đây. Thiên nhiên vào thu nhưng không mat mẻ, trong sáng mà lạnh lẽo, tăm tối, ảm đạm. Hướng cái nhìn lên vùng quan ải, thi nhân thấy sóng và mây. Nhưng sóng và mây vận động ngược chiều, lấp kín cả không gian, gây ấn tượng xao động dữ dội và nghẹt thở. Không gian quan ải hợp vởi không gian rừng núi bên trên mang đến người đọc cảm giác khá đậm nét về nỗi buồn mà thi nhân dường như cố tình phong kín trong lời thơ. Nỗi lòng của thi nhân dù được phong kín đến đâu cũng bị lộ hiện dưới ngòi bút miêu tả phong cảnh. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Đỗ Phủ đâu nói buồn mà sao câu thơ buồn thế? Đỗ Phủ đâu nói nhớ nhà, nhớ quê hương mà sao nỗi nhớ vẫn ngập đầy hai câu thơ luận:

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Khai (nở) và hệ (buộc) là hai động từ gắn với các vật thể vật chất, nhưng trong lời thơ khaihệ còn gắn với những thứ thuộc về tinh thần, tình cảm (nở ra… nước mắt, buộc vào… trái tim). Vậy thì nước mắt đó là của hoa hay của con người? Và chiếc thuyền kia sao lại buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ? Lưỡng vừa là hai, vừa chỉ số nhiều, chỉ sự lặp lại: đã từng nở, bây giờ lại nở, đã từng rơi nước mắt, giờ lại rơi nước mắt. Nhất là “một”, là “duy nhất” nhưng cũng là “mãi mãi”, nhất hệ là “buộc mãi”. Mỗi con chữ bé nhỏ đã chất chứa nỗi lòng thi nhân, đã thể hiện nỗi nhớ thương vườn xưa, nhà xưa tha thiết, vời vợi.

Bài thơ kết thúc bằng những âm thanh tưởng như vô hồn:

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Sự tĩnh lặng ở sáu câu thơ trước đến hai câu cuối này bị phá vỡ bởi tiếng “thước” đo vải, tiếng “dao” cắt vải, tiếng chày đập vải để may áo rét. Đó chính là âm thanh đặc thù của mùa thu Trung Quốc khi xưa – những âm thanh của công việc may áo chống rét gửi cho người chinh thú đang trân thủ biên cương bởi mùa thu lạnh lẽo đang về. Âm thanh của mùa thu may áo, âm thanh của sinh hoạt đời thường nhưng cũng là âm thanh não lòng. Nó gợi niềm thương nhớ người thân nơi phương trời giá lạnh. Nó cũng thắc thỏm một nỗi lo âu vì chiến tranh chưa dứt… (PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hải). Hai câu thơ kết lại bài thơ nhưng lại mở ra nỗi buồn nhớ, lo âu. Nó vốn dĩ không được thể hiện trực tiếp qua lời thơ nhưng cảm nhận Thu hứng không thể không hiểu điều đó.

Xem thêm:  Phân tích những bi kịch của nhân vật viên cai ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Mỗi chữ trong Thu hứng vừa tả cảnh, vừa chất chứa tâm trạng thi nhân. Hàm ẩn trong mỗi câu chữ, trong tứ thơ là văn hoá Trung Hoa, là tâm hồn “thi thánh” Đỗ Phủ. “Ngôn tận nhi ý bất tận” (lời hết mà ý không hết) là như thế. Đó chính là lí do khiến có người cho rằng: Đỗ Phủ cảm thấy lời không thề nói hết ý. Vậy thì, cũng đừng có thể nghĩ rằng đã có thể phân tích “hết ỷ” nỗi niềm “Thu hứng”.

Không chỉ các bậc “thi tiên”, “thi thánh” mới có lối viết cô đọng, hàm súc như thế. Những bài thơ hay nhất của thơ Đường, bài nào cũng có “ý tại ngôn ngoại”. Thế cho nên đọc Khuê oán (Vương Xương Linh), người ta đâu có thấy lời thơ trực tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa. Nhưng rõ ràng, qua nỗi hốioán của khuê phụ, điều đó lại được thể hiện một cách rõ ràng. Thế cho nên, khi Vương Duy viết Nhân nhàn quế hoa lạc, ta có thể cảm nhận được sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên trong tâm hồn con người.

“Ý tại ngôn ngoại” là một trong những đặc trưng tiêu biểu kết đọng vẻ đẹp của thơ Đường. Và vô hình trung, nó cũng trở thành nguyên lí sáng tác của rất nhiều nghệ sĩ:

Bài thơ anh làm một nửa mà thôi,

Còn một nửa để mùa thu làm lấy.

Và với bạn đọc, những vần thơ hàm súc như thế bao giờ cũng có sức hấp dẫn đặc biệt. “Ý tại ngôn ngoại” sẽ là chiếc cầu nốì để độc giả có thể tri âm với tác giả, dù họ có sống cách nhau hàng vạn dặm, hàng trăm thế kỉ.

Vanmau.edu.vn

Bài viết liên quan