Bình giảng bài thơ “Đây mùa thu tới”


Đề bài: Em hãy bình giảng về bài thơ Đây mùa thu tới của nhà thơ Xuân Diệu để thấy đươc cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Xuân Diệu được đến là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, với những đóng góp to lớn với sự nghiệp văn học của nước nhà mà cụ thể là với phong trào thơ Mới ở Việt Nam mà ông được đánh giá là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, Xuân Diệu sáng tác đa dạng về đề tài, nhưng đặc biệt thành công trong đề tài về tình yêu đôi lứa, chẳng những vậy mà ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình” của Việt Nam, đến với những áng thơ tình của Xuân Diệu độc giả như bước chân vào một thế giới tràn ngập sự sống, trong một thế giới đầy đắm say, nồng nhiệt của tình yêu. Để hiểu về cảm hứng này ta tìm hiểu về một tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu “Đây mùa thu tới”.

Bài thơ “Đây mùa thu tới” là bài thơ viết về khung cảnh của mùa thu, tuy đẹp nhưng thật buồn, bài thơ cũng là dòng tâm trạng của chính nhà thơ, đó là sự lưu luyến, tiếc nuối khi vẻ đẹp dần tàn úa, cùng với đó là sự hối hả của nhịp sống, nhà thơ tự nhắc nhở mình, cũng như nhắc nhở độc giả hãy sống vội vàng, gấp gáp lên vì vẻ đẹp của thời tươi trôi qua rất nhanh, nếu không tận hưởng thì nó sẽ vô tình trôi mất, còn lại chỉ là sự luyến tiếc trong vô vọng. Ngay ở phần mở đầu, nhà thơ Xuân Diệu cũng đã gợi ra bức tranh mùa thu, đây là khung cảnh tuy đẹp đấy nhưng lại man mát buồn, làm cho độc giả có sự đồng cảm với cảm xúc mà nhà thơ tha thiết truyền tải:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tơi – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Mở ra trước mắt người đọc là hình ảnh của rặng liễu, hình ảnh thân quen thường gắn với khung cảnh của mùa thu. Và việc sử dụng hình ảnh ngỡ như đã quen thuộc đó nhưng trước sự cảm nhận và thể hiện đầy độc đáo thì chỉ một hình ảnh rặng liễu thôi nhưng cũng đã làm cho người đọc những liên tưởng khái quát đầ tiên về mùa thu. “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang”, việc sử dụng từ láy “đìu hiu” vừa gợi ra được dáng vẻ đơn độc, vừa gợi được không gian tịch mịch của không gian, hàng liễu đứng đơn độc với vẻ u sầu như chịu tang, tức là khoảng thời gian đầy khó khăn, đau thương trong cuộc sống. Những sợi tơ liễu rủ xuống làm cho nhà thơ liên tưởng đến mái tóc dài của người thiếu nữ, và hình ảnh nổi bật ở người thiếu nữ đó chính là hàng lệ tuôn dài “lệ ngàn hàng”, đó chính là nỗi buồn khi mùa thu tới, mùa của tàn úa, phôi phai “Đây mùa thu tới, mùa thu tới”.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

“Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Từ cái nhìn khái quát, qua hình ảnh rặng liễu, báo hiệu cho người đọc biết rằng mùa thu đã về, thì nhà thơ Xuân Diệu đã đi phác họa những nét chi tiết về bức tranh mùa thu. “Hơn một loài hoa đã rụng cành”, hơn một loài hoa có nghĩa là hai hoặc rất nhiều loài hoa đã lìa khỏi cành, cách nói lượng hóa này của nhà thơ giảm đi phần mất mát, tạo tâm thế cho sự đón nhận của người đọc, thu về các loại hoa, lá rụng như một lẽ tất yếu của tự nhiên, mà dù có luyến tiếc thì con người cũng không thể thay đổi, sắc đỏ rực rỡ của các loài hoa, sắc xanh biếc của những tán lá không còn mang vẻ đẹp như ban đầu mà nó đã bắt đầu nhạt nhòa, phôi pha theo lời mời gọi của mùa thu. Những chiếc lá, bông hoa còn lại cũng run rẩy, rung rinh trước sự hấp dẫn của những cơn gió “Những luồng run rẩy rung rinh lá”, và vì những chiếc lá đã lìa cây nên những cành cây trở nên trơ trọi, hao gầy như vừa trải qua bạo bệnh “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.

“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò”

Mùa thu đến không chỉ làm cho cảnh vật nhuốm màu của chia li, tàn úa mà nó còn tác động đến tâm hồn, tình cảm của con người, làm cho người ta xót xa, luyến tiếc trước những mất mát, trước sự tàn úa của cảnh vật, trước không gian u buồn của cảnh vật. Tuy nhiên, cảm nhận ấy không chỉ tồn tại ở con người, mà ngay nàng trăng- nhân vật tồn tại trong thế giới tinh thần của con người cũng không tránh khỏi những cảm giác mơ hồ, buồn bã mà đôi khi ngẩn ngơ “Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ”, nàng trăng tuy chỉ tồn tại trong thế giới tâm hồn của con người, nhưng trong câu thơ này, thì nàng trăng còn tượng trưng cho vũ trụ, đất trời, thể hiện sự đồng cảm giữa thiên nhiên và con người trước sự đổi thay khi thu đến.

Ở phía xa kia, khung cảnh dường như cũng nhạt nhòa hơn bởi sự che khuất của những đám sương mờ “ Non xa khởi sự nhạt sương mờ”, những luồng sương mù này không chỉ che khuất cảnh vật mà nó còn như một làn sương mỏng trong tâm hồn của con người, làm cho con người hoang mang, bất định, vừa muốn tận hưởng nhưng cũng vừa muốn thoát ra, đó cũng là cảm giác của con người khi muốn chiêm ngưỡng cảnh sắc của mùa thu, một trong bốn mùa tươi đẹp trong năm, vừa muốn nó đừng đến vì nó đến mang đến những vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng lại mang đi tất cả sự sống của vạn vật. Mùa thu đến còn mang những luồng không khí giá lạnh, thổi bay đi không khí nóng bức của mùa hè, mang đến không khí mát mẻ, đó là những luồng gió mang theo cái rét mướt của mùa thu.

Không chỉ cảnh vật mà nơi bế đò, nơi vốn nhộn nhịp bởi những chuyến đò qua lại, chở đầy hàng hóa cũng như người qua sông thì thu đến, những chuyến đò thưa dần, bến sông dần vắng đi những người khách “ Đã vắng người sang những chuyến đò”. Khung cảnh của mùa thu vẫn tiếp tục được nhà thơ Xuân Diệu khắc họa trong khổ thơ cuối của bài:

Xem thêm:  Phân tích hình tượng anh bộ đội miền nam trong thơ Tố Hữu.

“Mây vẩn từng không, chim bay đi

Khí trời u uất hận chia li

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”

Mùa thu đến, những đám mây vơ vẩn, lặng lẽ trôi trong không gian rộng lớn của bầu trời, những đàn chim cũng bắt đầu hò reo nhau bay về phương Nam để tránh đi cái rét của ngày đông đang tới. Khí trời không cao, rộng và sáng như ngày hè, cũng không rực rỡ như những ngày xuân mà u uẩn, ngưng đọng, và trong sự cảm nhận của nhà thơ Xuân Diệu thì khí trời như đang u uất, buồn bã vì nỗi buồn phải chia li, chia li với khung cảnh tươi đẹp, chia li với vạn vật xung quanh nó “Khí trời u uất hận chia li”. Và nhân vật trữ tình của bài thơ chính là người thiếu nữ u sầu “Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói”, đó là nỗi buồn không thể dãi bày, bộc lộ nên nàng không noismaf chỉ im lặng suy nghĩ, tựa cửa nhìn xa mà không biết tâm sự ấy là gì “Tựa của nhìn xa, nghĩ ngợi gì”.

Bức tranh mùa thu được đặc tả rõ nét, chân thực mà không kém phần sống động, nhà thơ Xuân Diệu đã mang đến bức tranh thơ một khung cảnh mùa thu tuy đẹp nhưng u uất buồn, nó làm cho tâm trạng của con người như đồng cảm với sự phôi pha của cảnh vật, đó là sự tiếc nuối, lưu luyến khi phải nói lời chia li với cảnh sắc tươi đẹp, đón nhận một không gian, diện mạo mới mà mùa thu đem lại. Nhận thức từng sự chuyển biến, dù là nhỏ nhất, tinh vi nhất của cảnh vật, chứng tỏ nhà thơ không chỉ là một con người nhạy cảm, tinh tế trong cảm nhận mà còn là con người có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống.

Nguồn: Văn mẫu

Bài viết liên quan