Bình giảng hai câu thơ đầu trong tập thơ Đây Thôn Vĩ Dạ


Đề bài: em hãy bình giảng hai câu thơ đầu của tập thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, những sáng tác của ông được sáng tác và đi vào lòng người cũng một cách rất tự nhiên sâu lắng, để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả. Một trong những bài thơ như thế chính là bài thơ “ Đây thôn vĩ dạ”, bài thơ nhắc tới miền quê xứ Huế thơ mộng, với vẻ đẹp vừa giản dị vừa yêu kiều như chính người con gái mà tác giả đang thầm thương trộm nhớ. Không những thế, bài thơ còn nói lên niềm khát khao, tình yêu quê và sự gắn bó thiết tha của thi sĩ.

Không giống với các bài thơ khác,mở đầu bài thơ “ đây thôn Vĩ Dạ” lại không phải là một câu miêu tả hay câu cảm thán, mà là câu hỏi tu từ:” Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Cảm hứng của bài thơ được khơi nguồn từ bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc, viết cho Hàn Mặc Tử, những lời thơ khiến cảm xúc của tác giả ùa về, lại khơi gợi ra những nỗi nhớ về một miền thơ mộng hữu tình. Mở đầu chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi thôi, nhưng cảm xúc lay động tới độc giả là không hề nhỏ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Xem thêm:  Suy nghĩ của em trước bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Lại nói về câu hỏi tu từ ở câu đầu của bài thơ, mở đầu một câu hỏi đã lạ, lại mở đầu với câu hỏi mà không có người trả lời,khiến mạch cảm xúc của bài thơ trở nên bâng khuâng khó tả. Tuy không ở gần, không được một lần về thăm Vĩ Dạ, nhưng bằng với nỗi nhớ diết da đã đưa Hàn Mặc Tử về với quê hương. Câu hỏi tu từ như một lời trách móc,hờn giỗi của một cô gái như thủ thỉ ràng, sao lâu rồi mà tác giả không về thăm quê lấy một lần. Câu hỏi vốn đưa ra không phải để trả lời, mà gợi ra cảm giác bâng khuâng, khó tả. Nó giống như một lời mời gọi, vừa như là một lời giới thiệu mà cũng là sự tiếc nuối của chính tác giả lâu không về thăm thôn Vĩ. “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ” như một lời tự vẫn, tự trách móc mình.

Câu thơ thứ nhất như một lời hờn trách nhẹ nhàng: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Trách mà ngụ ý mời mọc ân cần, lại bằng cái giọng ngọt lịm của người con gái Huế nên chỉ mới nghe qua, khách đã thấy lòng xao xuyến, bởi tấm chân tình cùng với nỗi khắc khoải đợi mong của người con gái thôn Vĩ ẩn chứa trong lời mời ấy.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Xin lập khoa luật

Chúng ta có thể hiểu câu thơ thứ nhất là một lời mời tinh tế: Anh hãy về thăm thôn Vĩ và thăm em. Anh về đây để cùng em: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Cô gái gửi gắm lòng mình vào màu nắng mới lên tinh khôi trên hàng cau cao vút.

Không trực tiếp ở Vĩ Dạ, nhưng với nỗi niềm nhớ Vĩ Dạ tha thiết khiến tác giả có thể tượng tương ra cảnh chính mình đang đặt bước chân về với quê hương thân yêu. Mỗi câu thơ như dẫn ra một vẻ đẹp của nơi đây, không những thế, ngôn từ dùng để miêu tả khung cảnh, không chỉ đẹp mà còn có tính gợi. Mọi thứ như đều hoà hợp và ánh lên một vẻ đẹp thanh tú, thuần khiết. HÌnh ảnh hàng cau gợi ra những vẻ đẹp thanh thoát, cao vút và vươn lên đón ánh nắng sớm mai. Len lỏi vào đó là những tia nắng bình minh vừa rực rỡ lại vừa dịu dàng, như trải lên cho Vĩ Dạ một vẻ thân thiện lại đầy sự mời mọc. Nắng ở đây càng trở nên đẹp hơn, kì lạ hơn khi tác giả khoác cho nó với ngôn từ “ nắng mới lên thật tinh khiết mà cũng thật trong trẻo,không một chút gợn của một ngày dài đã trải qua. Chỉ với hai câu thơ ngắn ấy thôi mà mọi thứ của thôn Vĩ dần hiện ra thật đẹp thật thơ mộng. Hai câu mở đầu chính là cái hồn cho toàn bài thơ, và còn cả là cái cớ để tác giả bộc bạch tâm sự.

Xem thêm:  Bức tranh phố huyện nghèo qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Hai câu thơ mở đầu đặc sắc nhưng Hàn Mặc Tử như vừa dẫn chúng ta đi tới thôn Vĩ vậy,một vẻ e ấp. Tươi đẹp hiện ra, rất hài hòa nhưng đúng chất của một Huế thơ mộng. Tất cả chỉ được khơi gợi qua hoài niệm của tác giả nhưng mọi thứ lại trở nên có hồn thanh khiết, đầy sức sống. Trên cái nền phong cảnh đầy hương sắc ấy có một cuộc hội ngộ tuy không nói ra mà niềm vui thấm vào cảnh vật, nghe như có tiếng thì thầm mơ hồ, hư ảo của tình yêu.

Nguồn: Bài văn hay

Bài viết liên quan