Bình luận câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành


Đề bài: Em hãy bình luận câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành”.

Bài làm

Trong kho tàng ca dao tục ngữ dân gian Việt Nam có nhiều câu đề cập tới quy luật về mối quan hệ nhân – quả trong cuộc sống như “Gieo gió gặt bão”; “Ở hiền gặp lành – Ở ác gặp ác”; “Ác giả ác báo”… trở thành một phương châm sống cho tất cả mọi người. Trong đó, câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người có thái độ sống tích cực, hướng thiện. Đến ngày nay, câu tục ngữ ấy vẫn còn nguyên giá trị của nó.

Câu tục ngữ mà được rất nhiều người coi như một phương châm sống cho riêng mình. “Hiền” là hiền lành, tốt, thương người, ngoan ngoãn… “Ở hiền” có nghĩa là trong lối sống, thái độ ứng xử, cách đối xử với mọi người theo hướng là biết quan tâm, giúp đỡ, cử xử một cách hòa thuận, chân thành với những người xung quanh. Ở hiền trái ngược với những hành động sai trái, gây tổn thương đến người khác. Nếu “ở hiền” là “nhân” thì “gặp lành” sẽ là “quả”. “Gặp lành” là những điều tốt đẹp, may mắn mà chúng ta nhận lại. Câu tục ngữ giáo dục con người cần có thái độ sống tốt đẹp đồng thời cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh những kẻ ích kỉ, độc ác, hại người.

Chúng ta sẽ đi sâu làm rõ mối quan hệ nhân – quả sâu sắc này.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình

Sống hiền lành, nhân hậu, thương người vốn là phẩm chất mang tính truyền thống của con người Việt Nam. Những tình cảm lớn lao, thiêng liêng như lòng yêu quê hương đất nước; yêu đồng bào, nòi giống; yêu gia đình, cha mẹ; yêu thiên nhiên, yêu động vật; tình đoàn kết… đều xuất phát từ phương châm sống “ở hiền”.

Với các bạn học sinh “ở hiền” là phải biết kính trên nhường dưới, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Ở trường, học sinh cần nghe lời thầy cô, biết sống chan hòa và giúp đỡ với bạn bè.

binh luan cau tuc ngu o hien gap lanh - Bình luận câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành
Em hãy bình luận câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành”

Sống trong một cộng đồng, chúng ta nên biết giúp đỡ lẫn nhau. Nếu như trên đường đi học, bạn vô tình gặp một em bé bị vấp ngã khi đang chơi bóng, hãy đỡ em dậy. Hãy cầm tay dắt cụ ông, cụ bà qua đường hay chia cho ông ăn xin một nửa miếng bánh mì ăn sáng… Đó đều là biểu hiện cơ bản và đơn giản nhất của con người sống hiền lành.

Sống hiền lành còn là sống biết tôn ti trật tự, trước sau, đối nhân xử thế sao cho phù hợp. Bởi sống hiền lành đôi lúc không phải ngoan ngoãn một cách tuyệt đối, mà phải khéo léo, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Nếu không, lòng tốt của bạn sẽ bị kẻ xấu lợi dụng. Không ít người tốt đã rơi vào hoàn cảnh như thế. Báo chí hằng ngày vẫn đưa tin về không ít vụ lừa đảo chỉ vì con người đặt tình cảm sai chỗ. Từ những vụ nhỏ như lừa người dân mua tăm tre của người khuyết tật, ủng hộ tiền cho đồng bào lũ lụt… đến những vụ việc cay xót như cho vay người quen tiền rồi họ “ôm” tiền bỏ trốn hay từ thiện hàng chục triệu đồng cho những kẻ giả bệnh tật đói rét… Tình thương lúc này trở thành “miếng mồi béo bở” cho những kẻ gian ngoan, xảo trá. 

Xem thêm:  Có một đêm vắng đi trên con đường, em chợt nghe tiếng thì thầm: Bạn ơi!... Tiếng con đường trò chuyện cùng em. Hãy ghi lại câu chuyện ấy

Và cao hơn, sống hiền lành còn là không bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ trước cái xấu, cái ác. Im lặng trước cái xấu là dung túng cho nó. Phải biết lên tiếng vạch trần cái xấu xa, giả dối; phải đấu tranh loại bỏ nó, làm cho cuộc sống tích cực hơn, trong sạch hơn.

Tại sao phải sống hiền lành? Vì cuộc đời luôn công bằng, bạn cho đi bao nhiêu sẽ nhận lại bấy nhiêu. Đó là quy luật tất yếu và khách quan. Khi chọn con đường sống tốt đẹp bạn sẽ nhận lại những điều tốt đẹp khác.

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao trong mỗi câu chuyện cổ tích có cô Tấm, cô bé Lọ Lem, nàng Bạch Tuyết, hoàng tử Ếch… mỗi khi gặp khó khăn họ lại được ông Bụt, bà Tiên xuất hiện giúp đỡ, đến cuối cùng họ luôn có một cái kết hạnh phúc chưa? Bởi lẽ, suốt cả cuộc đời họ luôn sống lương thiện, thương người, biết giúp đỡ mọi người. Trong khi đó, những chị Cám, mụ phù thủy, bà dì ghẻ… đều chịu chung một kết cục không mấy tốt đẹp. Tôi chợt nhớ tới đoạn thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ trong bài “Truyện Cổ Nước Mình”:

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiển thì lại gặp hiền

Xem thêm:  Em hãy giải thích và trình bày cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

Người ngay thì được phật tiên độ trì…”

Thế mới thấy được, câu tục ngữ đưa ra hai mặt của một vấn đề rất chuẩn xác và đúng đắn. Câu tục ngữ mang chức năng giáo dục mạnh mẽ.

Cuộc sống còn có rất nhiều khó khăn ở phía trước, đôi lúc chúng ta sẽ cần đến sự hỗ trợ và giúp đỡ của những người xung quanh. Vì thế, bạn hãy luôn sống thật tốt, luôn biết giúp đỡ người khác khi chúng ta có thể để một ngày nào đó khi khó khăn, vấp ngã bạn sẽ được được giúp đỡ từ chính những người xung quanh bạn.

Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” đã trở thành một kinh nghiệm sống, một lời răn dạy đậm tính triết lí mà mọi người làm theo để từ đó họ có thể thực sự trở thành những con người có ích cho xã hội.  

Hoài Lê

Bài viết liên quan