Bình luận câu tục ngữ sau và từ đó rút ra ý tưởng về lý thuyết và thực hành từ câu sau: Trăm hay không bằng quen tay


Bình luận câu tục ngữ sau và từ đó rút ra ý tưởng về lý thuyết và thực hành từ câu sau: Trăm hay không bằng quen tay

Mở bài Câu tục ngữ “trăm hay không bằng quen tay”

Để truyền lại cho con cháu những kinh nghiệm quý báu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và hoạt động sản xuất, ta biết rằng trước đây, khi mà chúng ta chưa có chữ viết, có sách vở để lưu lại những kinh nghiệm. Bài học của mình, nên thông qua việc truyền khẩu, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm đó bằng những câu ca dao, tục ngữ dề nghe, dễ thuộc. Trong những câu tuc ngữ hay nói về lao động sản xuất của ông cha ta đó là: “trăm hay không bằng tay quen”.

Thân bài Bình luận câu tục ngữ và rút ra ý tưởng từ lý thuyết và thực hành từ câu sau: “trăm hay không bằng quen tay”

Câu tục ngữ chính là lời nhắn nhủ, lời khuyên bảo của ông cha ta về hoạt động sản xuất, những cái hay là những cái tốt đẹp, những cái bổ ích nhưng nếu chúng ta không làm thì nó cũng chẳng có giá trị gì, nhưng có những cái người khác họ làm không giỏi nhưng lúc nào họ cũng làm, làm mãi làm nhiều thành quen. Câu ca dao nhấn mạnh vào vấn đề là làm cái gì cũng phải có thực hành, còn lý thuyết suông trên giấy tờ thì chả có ý nghĩa và giá trị gì hết.

Xem thêm:  Kể lại truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu

“Trăm hay” đó là muôn vàn những cái hay, cái đẹp, đó là kiến thức, tri thức về các vấn đề tự nhiên, xã hội, về hiện tượng tự nhiên, về con người và thiên nhiên. Sự hiểu biết đó cho thấy được trình độ của con người, khả năng thích ứng của họ trong mọi hoàn cảnh mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Ta biết rằng thời cha ông mình, họ không có sách vở, không có chữ viết nhưng họ vẫn phát minh ra những công cụ sản xuất tiến bộ, vật dụng hàng ngày, không phải đơn thuần mà người ta làm được như thế mà đó là quá trình học hỏi, tìm tòi và khám phá của con người.

Ông cha ta hiểu rằng lao động chân tay là cực kỳ vất vả và khó khăn, nhất à trong hoàn cảnh dụng cụ sản xuất thô sơ và khó làm thì họ đã tìm tòi và khám phá ra những công cụ mới, cỉa tạo, cải tiến nó sao cho phù hợp với từng việc làm, vì thế ông bà ta rất chú ý tới vấn đề “trăm hay” tức là những kiến thức được tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị về mặt hiện thực, nhưng ông bà ta cũng nhấn mạnh về cái “trăm làm”, có nghĩa là sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó làm việc của con người trong hoạt động sản xuất, chính điều này làm nên thành công về mặt số lượng và chất lượng của mùa màng.

Câu tục ngữ “trăm hay không bằng tay quen” vừa đề cao lợi ích và ý nghĩa của “trăm hay” túc là những kiến thức, tìm tòi và học hỏi, bởi nó là điều kiện tiên quyết để con người có kiến thức áp dụng vào đời sống sản xuất của mình được, nếu không có những kiến thức đó, thì con người sẽ áp dụng sai cách, sai nguyên tác và quy luật sẽ khiến cho sản phẩm làm ra không đạt như chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, điều mà ông bà ta thật sự nhấn mạnh rằng, cái quan trọng nhất vẫn là phải thực hành, nghĩa là dù có kiến thức nhưng không áp dụng vào sản xuất thì sẽ không có giá trị gì nhưng nếu chúng ta đưa kiến thức mà chúng ta thu nhận được vào thực hành thì nó có giá trị gấp bội phần.

Bên cạnh đó, trong quá trình lao động, sản xuất chăm chỉ, cần cù, sáng tạo con người đã tích lũy được những kiến thức vô cùng bổ ích, chính sự gần gũi, gắn bó và quen thuộc đã mang đến cho con người sự kinh nghiệm, những kiến thức mà chỉ có những người hay làm mới có thể biết được, dần dần từ cái gọi là “thói quen” trở thành kinh nghiệm, kỹ năng trong sản xuất và lao động, vì vậy, nếu hiểu chính xác ra thì những kiến thức mà chúng ta thu lượm, gặt hái được chính là do sự lao động, cần cù, sáng tạo từ thực tế mới có được chứ không phải tự nhiên mà có như thế.

Xem thêm:  Qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà, em hãy viết đoạn văn cho biết tại sao Hồ Chí Minh có được một vốn văn hoá nhân loại sâu rộng và phong phú

Con người học hỏi, tìm tòi kiến thức tất cả đều vì mục đích áp dụng vào thực tiễn và thực tế đời sống sản xuất và lao động của con người, vì vậy trong thời đại ngày nay cũng thế thôi, có những người kiến thức giỏi mà không thực hành thì kiến thức đó cũng chỉ để trưng bày mà thôi, nó không có giá trị và và ý nghĩa gì trong đời sống, Bác Hồ cũng từng dặn dò chúng ta “học thì phải có hành”.

Kết luận Bình luận câu tục ngữ và rút ra ý tưởng từ lý thuyết và thực hành từ câu sau: “trăm hay không bằng quen tay”

Tóm lại, câu tục ngữ: “trăm hay không bằng tay quen” chưa bao giờ phủ nhận kiến thức và tri thức mà chúng ta tích lũy và tìm tòi được, nhưng tác giả dân gian muốn nhấn mạnh yếu tố chăm chỉ, chịu khó, cần cù làm việc thì kết quả mà chúng ta nhận được sẽ có giá trị hơn. Vì thế chúng ta phải biết vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đó vào thực tiễn đời sống và từ thực tiễn đó lại phát minh, sáng tạo ra những kiến thức bổ ích hơn nữa.

Bài viết liên quan