Bình luận về câu nói Cái nết đánh chết cái đẹp


Đề bài: Em hãy bình luận về câu nói “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Bài làm

Cha ông ta có câu: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Trải qua bao nhiêu năm tháng, câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị bởi triết lý sâu xa, thâm thúy.

Theo như câu nói này, hai thực thể được đem ra so sánh là “cái nết” và “cái đẹp”. Ở đó, “cái nết” có vị trí áp đảo. Trước hết, ta cần hiểu “nết” là gì? Nhắc tới “nết” là nhắc tới đức tính trong nội tâm của con người với ý nghĩa tích cực. Do đó, cái nết là cái vẻ đẹp bên trong của con người. Còn cái đẹp lại mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp bên ngoài. Và cái vẻ đẹp tâm hồn ấy có sức mạnh “đánh chết” cái vẻ đẹp hình thể bên ngoài. Như vậy, câu nói này muốn khẳng định rằng: Thước đo giá trị và vẻ đẹp của con người là nằm ở vẻ đẹp nội tâm của họ.

binh luan ve cau noi cai net danh chet cai dep - Bình luận về câu nói Cái nết đánh chết cái đẹp
Em hãy bình luận về câu nói “Cái nết đánh chết cái đẹp”

Tất nhiên, vẻ đẹp bên ngoài rất quan trọng, nhất là với người phụ nữ. Hoa hậu – người phụ nữ đại diện cho hình ảnh và vẻ đẹp người phụ nữ nói riêng và quốc gia Việt Nam nói chung phải là người có nhan sắc hơn người. Có vẻ đẹp bên ngoài, người phụ nữ dễ dàng được ưu ái hơn, có duyên hơn. Đó là lí do mà bất kì người phụ nữ nào cũng muốn bản thân đẹp trong mắt người khác.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 7: Luyện tập lập luận chứng minh

Thế nhưng, ông bà ta cũng dạy rằng “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên trong cũng quan trọng không kém và nó luôn có giá trị cao hơn nhiều so với vẻ đẹp hình thức.

Tôi xin lấy vài ví dụ để các bạn thấy vẻ đẹp tâm hồn đã “đánh chết” vẻ đẹp hình thức như thế nào. Ngay như trong những cuộc thi Hoa hậu hay các cuộc thi sắc đẹp khác, người đủ tiêu chuẩn hình thể là người được phép tham gia thi hoa hậu, song người đăng quang hoa hậu không phải là người đẹp nhất mà là người có chuẩn mực đạo đức tốt nhất. Thí sinh đăng quang là người đẹp trong giao tiếp, ứng xử, thân thiệt, hòa nhã và có trái tim biết yêu thương, sẻ chia. Thời phong kiến xưa, Thúy Kiều và Thúy Vân đều đẹp đó, song người được đánh giá cao hơn lại là Thúy Kiều. Bởi một lẽ Thúy Kiều có tâm hồn sâu sắc hơn. Cái nết và cái đẹp, dù đặt trong thời đại nào, vẻ đẹp nội tâm vẫn là thước đo thực sự có thể đánh giá giá trị một con người.

Nói như vậy không có nghĩa là ta bỏ qua hình thức đẹp bên ngoài, bởi một con người đẹp thực sự là một con người có cả nhan sắc và tâm hồn cao đẹp. Ở một thời điểm nào đó, cái nết là điều kiện giúp cho cái cái đẹp có thể tỏa sáng. Trong một hoàn cảnh khác, cái đẹp lại làcánh cửa để ta bước tới và khám phá cái nết của một người.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” – Văn lớp 7

Trong thời đại ngày nay, vẻ đẹp nội tâm của con người không chỉ là tâm hồn cao đẹp, nhân hậu, thật thà nữa mà là vẻ đẹp tỏa sáng từ trí thức. Ngay cả với người phụ nữ, vẻ đẹp trí thức làm nên phong cách và sắc vóc của họ. Rất nhiều phụ nữ đã và đang thành đạt, họ không có vẻ đẹp hình thể hoàn hảo nhưng họ có tài năng, có sức sống mãnh liệt, họ vẫn được tôn trọng và tôn sùng.

Một thực trạng đáng buồn hiện nay là nhiều người lại đi ngược lại lẽ thường đó. Có những phụ nữ trời sinh đã đẹp, và họ sống dựa vào vẻ đẹp đó. Họ tự tin vào vẻ đẹp của mình rồi bỏ qua mọi chuẩn mực đạo đức. Như người đẹp Ngọc Trinh mà báo chí hằng ngày vẫn đưa tin chẳng hạn. Dù đẹp nhưng Ngọc Trinh cũng bị gọi với nhiều biệt danh dị biệt như “Người đẹp không não”… Khi bạn có vẻ đẹp bên ngoài nhưng thiếu tri thức, bạn sẽ thành “trò cười” cho thiên hạ!

Tóm lại, câu nói “Cái nết đánh chết cái đẹp” như một lời nhắc nhở hài hước mà thâm thúy về triết lý sống ở đời. Các bạn trẻ vẫn hay đùa: “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. Nếu bạn không có một ngoại hình đẹp, bạn hãy tạo cho mình một tâm hồn đẹp. Và một điều nữa, chỉ cần ăn mặc phù hợp và tỏ ra thông minh trong cách ứng xử, bạn tự nhiên sẽ đẹp mà thôi!

Xem thêm:  Tại bến Bình Than, Nhà vua đã phán xét như thế nào về Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản và em có đồng tình với lớp phán xét của nhà vua

Hoài Lê

Bài viết liên quan