Cảm nghĩ về mùa xuân


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về mùa xuân.

Bài làm

Cảm nghĩ về mùa xuân – Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì em thích nhất là mùa xuân. Mùa xuân là thời điểm của sự tái sinh và sức sống mãnh liệt trong tạo vật và cả trong lòng người.

Mùa xuân là mùa giao thoa giữa đông và hạ. Thời tiết mùa xuân luôn có gì đó vương vấn cái rét của đông và bắt đầu xuất hiện cái nóng của hạ. Do đó, mùa xuân khá dễ chịu và ấm áp.

Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Những ngày tháng đông giá rét, hanh khô khiến cây cối gần như không thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Loài vật suốt mùa đông dài cũng chỉ ẩn mình trong tổ ấm. Nhưng khi những cánh én liệng trên trời cao gọi nắng về và kéo mây mù đi xa, ánh dương chiếu xuống mặt đất làm tan chảy sương mờ, đánh thức muôn loài thức giấc. Trên cành cây khô những mầm xanh mơn mởn nhú mình ra khỏi lớp vỏ cây khô khốc. Mưa xuân cung cấp nguồn nước dồi dào cho cỏ cây phát triển. Trên nụ hoa hồng, hoa cúc, hoa lục bình lấp ló sắc đỏ, sắc vàng, sắc tím… như đang hẹn nhau để cùng một ngày khoe sắc. Loài chuột, loài rế, loài chim… cũng chui ra khỏi tổ, nhần nha lấm láp mấy hạt sương sớm. Những thứ, những vật tưởng như không còn sự sống nay chuyển động tái sinh. Cảnh tượng thiên nhiên kì thú ấy phải rất tinh tế mới cảm nhận được. Đã qua bao nhiêu mùa xuân nhưng năm nào em cũng không khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi kì diệu của thiên nhiên. Mùa xuân đầy hương, đầy sắc khiến Ông hoàng thơ tình – Xuân Diệu cũng phải thốt lên: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”.

Xem thêm:  Giải thích câu nói cùa nhà văn M. Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới"

cam nghi ve mua xuan - Cảm nghĩ về mùa xuân

Cảm nghĩ về mùa xuân

Nhắc tới mùa xuân là nhắc tới tuổi trẻ nhiệt huyết, hăng say lao động và cống hiến. Như lời bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có đoạn:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

Học sinh chúng em cũng được coi là những mầm non của mùa xuân Tổ quốc. Thế hệ học sinh như là khởi đầu của tương lai đất nước, là bộ phận quyết định tới sự tồn vinh của đất nước sau này. Mỗi khi nghĩ về mùa xuân, em lại tự cảm thấy bản thân cần cố gắng hơn nữa để trưởng thành và cống hiến sức mình cho dân tộc. Em luôn noi theo tấm gương Hồ Chí Minh đã sống và cống hiến suốt “bảy mươi chín mùa xuân” cho dân tộc.

Không chỉ riêng em, với mỗi người dân Việt Nam đều thích mùa xuân vì có Tết. Tết Nguyên Đán là dịp con người được thả mình vào không khí tuyệt vời của mùa xuân và cầu chúc một năm tràn đầy hạnh phúc, vui vẻ.

Vào mùa xuân mọi người sẽ sắm vài cây mai, cây đào – loài hoa đặc trưng của Tết để trong sân nhà. Ngắm hoa đào nở, em lại càng yêu quê hương và thiên nhiên đất nước hơn. Ngoài ra, mùa xuân gắn với nhiều tục lệ rất thú vị như Chúc tết, tảo mộ, đi lễ chùa, xem bói, xin chữ, hái lộc, họp đình…

Xem thêm:  Tả con sông quê hương em lớp 7

Mỗi khi xuân về, em lại được tha hồ thưởng thức những món ăn yêu thích của em. Đó là bánh chưng, giò lụa, dưa hành. Đó là những gói mứt dừa, mứt bí, mứt nho… và em thích nhất là được ngồi bên người thân nhẩn nha cắt hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí…

Thời khắc quý giá nhất của mùa xuân có lẽ là lúc kết thúc năm cũ và mở đầu năm mới theo âm lịch. Đêm 30 Tết, những tràng pháo hoa rực rỡ đủ màu xanh đỏ bắn lên bầu trời đêm với đủ hình thù khác nhau trong khoảnh khắc bắt đầu sang năm mới là những hình ảnh không thể nào quên với em. Mỗi tràng pháo hoa mang theo một lời chúc tốt đẹp nhất của em tới cha mẹ, ông bà, anh chị, người thân và cả bạn bè, thầy cô… Mùa xuân chính là mùa của ước mơ, hi vọng.

Em bất giác nghĩ tới câu hát của ca sĩ Thanh Thảo:

“Xuân xuân ơi xuân đã về

Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến…”

Phải, thật hiếm có niềm vui nào bằng niềm vui khi mùa xuân lại đến. Mùa xuân đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Đi đâu xa quê, em luôn nhớ về mùa xuân của quê hương.

Hoài Lê

Bài viết liên quan