Cảm nhận bài thơ Tràng giang của Huy Cận


Cảm nhận bài thơ Tràng giang của Huy Cận văn học 11

Hình ảnh những con sông quê hương đã biết bao nhiêu lần trở đi trở lại trong thơ ca. Mỗi một con sông lại gắn liền với tên của từng thi sĩ, nếu như nhà thơ Hoàng Cầm gắn tên mình với con sông Đuống lấp lành hiền hòa, Tế Hanh nhớ con sông Quê Hương, Thanh Hải xao xuyến với dòng sông xứ Huế, Quang Dũng kết thân với dòng sông Mã thì Huy Cận lại chọn dòng sông Hồng để làm nên tứ thơ của mình. Dòng sông ấy được vẽ lên thật đẹp qua bài thơ Tràng Giang.

Huy Cận là một chàng sinh viên của trường Đại Học Canh Nông, mỗi buổi chiều ông thường một mình đạp xe lên con đê chèm để ngắm con sông Hồng chảy. Chính cảnh vật sông nước nơi đây đã gợi lên tứ thơ Tràng Giang trong Huy Cận. Có thể nói biết bao nhiêu tâm sự nhà thơ chọn sông Hồng là nơi bầu bạn chia se mọi điều. Và cứ thế nó trở thành một thói quen, chiều nào cũng thế nhà thơ luôn đạp xe lên đê để ngắm dòng sông.

Thêm nữa hồn thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám mang một nỗi sầu rất lớn. Và có thế mà Tràng Giang hiện lên tuy đẹp những cũng chất chưa biết bao nhiêu nỗi buồn, nỗi sầu của nhà thơ. Đó là cái buồn trước thời đại cuộc đời.

Về nhan đề của bài thơ thì ban đầu bài thơ có nhan đề là chiều bên sông. Nhan đề ấy quá cụ thể và ít sức gợi không tạo được sức hấp dẫn và thu hút người đọc chính vì thế mà sau này nhà thơ có đổi thành Tràng Giang và cái nhan đề ấy tồn tại đến tận bây giờ. Tràng Giang là một từ hán việt cho nên nó tạo nên một sự trang trọng cổ kính hấp dẫn người đọc hơn. Tràng Giang cũng có nghĩa là sông dài nhưng tại sao tác giả không chọn nhan đề sông dài mà lại chọn Tràng Giang?. Mỗi người nhà thơ khi đặt tên cho đứa con tinh thần của mình đều có cái lý riêng của mình. Để giải thích cho cách đặt nhan đề ấy chúng ta có thể thấy rằng Tràng và Giang đều có chung một vần “ang” nó tạo nên sự cộng hưởng của âm điệu làm cho nhan đề nghe hay hơn. Không những thế “ang” còn là một âm mở cho nên khi đọc lên người ta thấy được sự âm vang của câu chữ.

Lời đề từ của bài thơ cũng mang đến những tâm trạng bao trùm cả bài thơ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. nó gợi lên cả tứ thơ tràng giang với nội dung và tâm trạng. Tràng Giang hiện lên với hình ảnh của cảnh sông trời dài rộng và tâm trạng của con người là thương nhớ bâng khuâng.

Xem thêm:  Tìm hiểu và phân tích văn học Ngôn hoài của Lộ Không Thiền Sư

Đến với khổ thơ thứ nhất chúng ta được chiêm ngưỡng hình ảnh của một dòng sông với sóng gợn và con thuyền trôi trên mặt nước:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Hình ảnh sóng Tràng Giang hiện lên đầy tâm trạng, nó được truyền tải hết qua hình ảnh của những đợt sóng tràng giang, con thuyền xuôi mái và cành củi khô lạc dòng. Sóng Tràng Giang hay là sóng trong lòng tác giả?. Con sóng kia như mang màu tâm trạng “buồn điệp điệp”. Người ta thường nói núi trùng trùng điệp điệp nhưng ở đây nhà thơ lại nói là sóng điệp điệp. Qua câu thơ chúng ta thấy hiện ra trước mắt hình ảnh những đợt sóng trùng điệp nối tiếp nhau nhưng không ồ ạt dữ dội mà chỉ “gợn”. Ở đây ta thấy hay một điều là nghe “điệp điệp” thì có vẻ dữ dội lắm nhưng mà chỉ là gợn mà thôi. Ngược lại sóng gợn chút thôi nhưng lại mang đến sự dữ dội trong lòng người. Có lẽ hiểu theo ý thứ hai hợp lí hơn. Nhà thơ đứng trước những gợn sóng nhẹ nhàng của Tràng Giang mà lại thấy buồn dữ dội. Trên dòng sông mênh mông ấy ta thấy có con thuyền nhỏ nhoi rẽ nước xuôi mái song song. Thuyền về nước lại đi thể hiện sự chia ly buồn bã. Đặc biệt là hình ảnh củi một cành khô tượng trưng cho chủ thể trữ tình với tâm trạng cô đơn và lạc lõng vô định không biết trôi về đâu. Tóm lại qua khổ thơ đầu ta nhà thơ đã mở ra một không gian mênh mông của Tràng Giang, đối lập với sự mênh mông ấy là những hình ảnh nhỏ bé. Và những hình ảnh ấy bộc lộ lên một tâm trạng, đó là buồn sầu, rợn ngợp. Nhà thơ như thấy mình nhỏ bé trước cuộc đời.

Để nối tiếp dòng cảm xúc với làn nước điệp điệp trôi ấy, nhà thơ tiếp tục hướng con mắt của mình ra xa sang hai bên bờ sông. Để rồi từ đó ta lại thấy được bức tranh cảnh Tràng Giang với không gian ba chiều đẹp nên thơ nên nhạc. Thế nhưng nó vẫn mang một nỗi buồn phảng phất mãi không thôi:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

Từ láy “lơ thơ” thể hiện sự thưa thớt của những cồn đất còn đìu hiu là không khí nơi đây mang một vẻ hiu hắt đến rợn người. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ lại dùng hai tính từ chỉ sự thưa thớt, vắng vẻ ấy trong cùng một câu thơ mà dụng ý của Huy Cận là làm tăng thêm sự vắng vẻ của không gian nơi Tràng giang gợn sóng. Một tính từ thôi đã đủ làm cho người ta cảm nhận được cái vắng vẻ rồi thế mà thêm một tính từ nữa thì càng làm cho người ta thấy cái vẻ u tịch hiu hắt như từng tiếng thở dài của nhân vật trữ tình. Từng tiếng thở dài miên man như nhỏ giọt rồi hòa mình vào sóng. Ngay đến cai khung cảnh mà nhà thơ chọn cũng thật sự buồn, đó là cảnh chiều nó gợi lên sự tan hoang, từ giã, vắng vẻ. Có cảnh có gió rồi giờ là lại xuất hiện thêm âm thanh chỉ tiếng chơ chiều. “đâu” thể hiện âm thanh ấy thật mơ hồ không thể xác định được chính xác nó phát ra từ nơi nào. Phải chăng trước sự cô đơn nhà thơ như muốn tìm kiếm một âm thanh cuộc sống náo nhiệt như tiếng chợ đông vui thế nhưng lại chỉ là mờ ảo. Sau đó là không gian ba chiều của Tràng Giang được nhà thơ gói gọn trong hai câu thơ. Hoàng hôn như đang buông xuống ánh nắng xà xuống thấp hơn và như đang dần tắt lịm dưới chân trời. Ánh nắng càng xuống thì nhìn bầu trời sâu hun hút, sông thì như dài rộng hơn. Có lẽ đó chính là lý do nhà thơ dùng từ “sâu chót vót” chứ không phải là “cao chót vót”. Thế nhưng càng rộng càng dài bao nhiêu thì lại càng cô liêu càng nhỏ nhoi đơn độc bấy nhiêu.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

Trên con sông ấy những hình ảnh đã hiếm hoi mà khi có hình ảnh xuất hiên thì lại luôn là những hình ảnh quá đỗi nhỏ bé so với con sông rộng lớn mênh mông ấy:

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật.

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

Hình ảnh những đám bèo trôi xuất hiện, xua nay bèo luôn là hình ảnh để người ta ví von cho thân phận trôi nổi vô định nay đây mai đó của con người. và ở đây có lẽ nhà thơ cũng dùng với dụng ý nghệ thuật ấy. Có lẽ những hàng bèo nối tiếp nhau kia để chỉ cho thân phận nhà thơ lênh đênh vô định không biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu. Trước sự mênh mông ấy không có một chuyến đò ngang qua sông, để cho sông chỉ toàn sóng nước, đã mênh mông lại càng mênh mông hơn. Trên sông cũng không có một chiếc cầu nào bắc ngang để nhà thơ tìm sự kết nối và cứ thế sông nước lặng lẽ buồn thiu chỉ có bờ cỏ xanh rồi tiếp đến bãi cát vàng. Khung cảnh thì nên thơ như thế nhưng chao ôi sao mà buồn man mác. Cái nỗi buồn ấy nó lan tỏa vào trái tim người đọc để rồi thấu hiểu và đồng cảm với con người nhỏ bé trước thực tại.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về đoạn kịch thề nguyền Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia.

Sông thường đi liền với núi và ở đây nhà thơ cũng hoàn thành bức tranh Trang Giang của mình bằng nhưng hình ảnh mây núi:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Có thể nói trong việc miêu tả cảnh đẹp sông nước nhà thơ sử dụng triệt để những từ láy gợi hình. “Lớp lớp mây cao” giúp chúng ta cảm nhận được một cảnh tượng những đám mây cuồn cuộn thành từng lớp một bồng bềnh ở chân trời như sà xuống đứng trên núi. Khiến cho những dãy núi chuyển thành màu bạc trắng. Trên không gian bầu trời mênh mông ấy có cánh chim nhỏ khẽ chao nghiêng như trở bóng chiều sa. Hình ảnh mây đùn nui bạc và cánh chim kia đều là những hình ảnh cổ điển. Nó gợi lên sự cổ kính trang trọng biết nhường nào. Cánh chim nghiêng thường gắn với buổi chiều, Hồ Chí Minh cũng từng sử dụng hình ảnh cánh chim ấy trong thơ của mình:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Đặc biệt hai câu thơ cuối khiến cho ta nhớ đến hai câu thơ của Thôi Hiệu:

“Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”

Nếu như Thôi Hiệu nhìn thấy khói sóng thì chạnh lòng nhớ đến quê nhà thì ở đây nhà thơ Huy cận không cần đến khói sóng mà trong long cũng dợn dợn nhớ quê hương. Nhà thơ cũng có đi đâu xa, nhà thơ vẫn đứng trên mảnh đất quê hương mình. Có thể thấy đứng trên quê hương nhưng nhà thơ vẫn thấy thiếu quê hương.

Qua bài thơ này chúng ta như được trở về quãng thời gian trước đây để ngắm toàn cảnh sông Hồng vào buổi chiều gió hiu hắt. Khung cảnh ấy gợi lên cho biết bao nhiêu con người tình yêu quê hương đất nước mình, những cảnh đẹp đã làm nên hình hài đất nước. Thế nhưng cũng mỗi lần đến với bào thơ này chúng ta lại thêm yêu thêm thương nhà thơ Huy Cận với nỗi bâng khuâng, cô đơn của ông trước thực tại cuộc sống.

Nguồn: Kênh văn mẫu

Bài viết liên quan