Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác


Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

Bài làm

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng Lăng Bác – Bác Hồ kính yêu – Người đã ra đi trong sự thương tiếc vô cùng của toàn thể nhân dân Việt Nam. Hàng ngày, những người con dọc ba miền đất nước vẫn hội tụ về lăng tưởng niệm để “thăm” Người. Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã ghi lại hình ảnh và cảm xúc trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương giống như một trang lưu bút ghi lại hành trình một buổi thăm lăng Chủ tịch. Ở đó, Viễn Phương đã bày tỏ niềm thương tiếc sâu sắc khi vị lãnh tụ vĩ đại không còn và sự bất diệt của tâm hồn Người.

Nhà thơ Viễn Phương bắt đầu bài ca bằng những hình ảnh rất thân thương:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

Những hình ảnh đầu tiên khi nhà thơ tới “thăm” lăng là hàng tre xanh trong sương. Tác giả dùng từ “thăm” thay vì từ viếng và xưng “con” tạo sự gần gũi, thân thương. Tác giả không phải đến viếng một người đã chết mà giống như một chuyến về thăm quê nhà. Đã lâu rồi ta mới lại về thăm vị Cha già của chúng ta. Vị Cha già nơi chốn thôn quê có lũy tre xanh trải dài bát ngát.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về tấm lòng của người cha trong bài thơ Nói với con

Tre vốn là loài cây biểu tượng cho sức sống và phẩm chất của con người Việt Nam. Tre gắn bó thân thiết với con người Việt Nam. Và nay, tre bên Bác. Những hàng tre xanh tượng trưng cho bao thế hệ người dân hóa thân thành. Hàng tre xanh đứng vững vàng trước “bão táp mưa sa” để canh giữ giấc ngủ yên lành cho Bác.

cam nhan cua em ve bai tho vieng lang bac - Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng Lăng Bác

Theo đoàn người, tác giả di chuyển từ cổng tới trước lăng:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Hình ảnh và giọng thơ cũng chậm rãi theo từng bước chân con người. Ở đoạn thơ, ta thấy hai thực thể là mặt trời xuất hiện. Một mặt trời “đi qua trên lăng” và một mặt trời “trong lăng”. Xưa nay trong vũ trụ ai mà không biết chỉ có duy nhất một mặt trời. Mặt trời ấy là nguồn sống, soi sáng đường đi cho muôn loài. Thiếu mặt trời, loài vật sẽ không thể sống và con người sẽ chìm mãi trong bóng đêm đen.

Thế còn mặt trời thứ hai “rất đỏ” trong lăng kia là mặt trời nào đây? Là mặt trời nào đây, nếu không phải chính là Bác, là lí tưởng, là linh hồn và là tâm hồn Bác. Bác như đứng song song bên mặt trời của vũ trụ. Bác soi sáng con đường cách mạng. Bác chỉ đường cho nhân dân tiến lên. Cả đời Bác “bảy mươi chín mùa xuân” cống hiến để muôn dân được no ấm. Hơn nữa, mặt trời đó còn được miêu tả là “rất đỏ”. Vậy ra, sức sống tâm hồn của Bác còn mãnh liệt và mạnh mẽ hơn cả mặt trời thiên nhiên phía trên.

Xem thêm:  Thư (điện) gứi tới thầy cô giáo cũ nhân dịp năm mới

Mặt trời đi phía trên, dưới này là dòng người. Thông qua việc điệp lại từ láy “ngày ngày” ở đầu mỗi dòng thơ, người đọc như cảm nhận được sự chuyển động song hành. Đoàn người thì đúng là viếng lăng. Vậy còn mặt trời? Mặt trời cũng như theo dòng người mỗi ngày viếng thăm Bác. Ngày ngày ở phía trên cao là dấu hiệu thời gian đang trôi đi, còn ngày ngày ở dưới đây chính là đoàn người đến viếng cùng niềm “thương nhớ” và những “tràng hoa”. Có lẽ, niềm tiếc thương của con người cũng sẽ vĩnh cửu và không bao giờ thay đổi như quy luật mặt trời mọc lên rồi lặn xuống.

Khi vào trong lăng, tác giả viết:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Bác đang trong trạng thái chìm vào “giấc ngủ bình yên”. Bác chỉ đang ngủ mà thôi, một giấc ngủ bên “vầng trăng sáng”. Khi còn sống Bác yêu trăng biết bao nhiêu. Khi mất đi Bác lại trở về cùng ánh trăng hiền hòa. Hình ảnh “Trời xanh” một lần nữa biểu tượng cho sự bất diệt của Bác. Thế nhưng, dẫu biết Bác sẽ mãi trong tim người Việt nhưng cảm giác đau nhói là không thể tránh được.

Thế nên khi rời lăng, tác giả như dâng trào cảm xúc:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Con cò”của Chế Lan Viên

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Tác giả khát khao được mãi bên Bác làm con chim hót vang, làm đóa hoa tỏa hương ngát, làm cây tre canh giấc ngủ cho Bác. Điệp ngữ “muốn làm” cho thấy khát vọng ấy cháy bỏng, thiết tha biết nhường nào.

Tấm lòng Viễn Phương cũng là tấm lòng của hàng triệu người dân Việt Nam.

Hoài Lê

Bài viết liên quan