Đáp án đề 11 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5


Đáp án đề 11 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Hướng dẫn

Từ đồng âm Tiếng Vọng Tả cảnh nơi ở

1. Dựa vào nghĩa của các từ ngữ cho sẵn trong câu, em tìm chữ (tiếng) có nghĩa phù hợp để điền vào chỗ trống. Cụ thể như sau:

a) tr / ch

– Mẹ trả tiền mua cân chả cá.

– Bà thường kể chuyện đời xưa, nhất là truyện cổ tích.

– Gần trưa rồi mà anh ấy vẫn chưa ngủ dậy.

b) d / gi

– Nó giấu rất kĩ, không để lại dấu vết gì.

– Đồng hồ đã được lên dây mà kim giây vẫn không hoạt động.

– Ông tớ mua một đôi giày da và một ít đồ gia dụng.

2. a) Từng câu này có thể được viết lại cho rõ như sau:

– Vôi của tôi thì tôi tự tôi lấy.

– Trứng của bác thì bác tự bác (chế biến) lấy.

b) Tương ứng với mỗi từ trong các từ đồng âm ta có thể có một cách hiểu. Cụ thể:

– Câu 1: Có 2 cách hiểu:

+ Mời các anh chị ngồi vào bàn để ăn cơm.

+ Mời các anh chị ngồi vào để bàn tiếp việc ấy.

– Câu 2: Có 2 cách hiểu:

+ Đem cá về cất trong nhà kho.

+ Đem cá về kho lên làm thức ăn.

3. Tham khảo:

Đoạn thơ cho thấy những hình ảnh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả: tiếng đập cánh của con chim sẻ nhỏ như cầu mong sự giúp đỡ trong đêm cơn bão về gần sáng ; những quả trứng trong tổ không có chim mẹ ấp ủ sẽ mãi mãi không nở thành chim non được. Những hình ảnh đó đã làm nên tiếng vọng “khủng khiếp” trong giấc ngủ và trở thành nỗi băn khoăn, day dứt khôn nguôi trong tâm hồn tác giả.

Xem thêm:  Lập dàn ý Tả một danh lam thắng cảnh

4.

1. Xác định yêu cầu: Tả cảnh nơi em ở (hoặc nơi em đã đến) gắn với một mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông, hoặc mùa khô, mùa mưa).

2. Tìm ý, lập dàn bài. (Tương tự cách làm đã gợi ý ở Đề 1.)

3. Tham khảo (một số đoạn văn tả cảnh gắn với một mùa nhất định) ;

* Mùa thu ở đóng quê

Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Nó không còn là hồ nước nữa, nó là cái giếng không đáy, ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn chốn xa xăm, mơ màng nỗi nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ thuộc tự bao giờ:

Trước sân ai tha thẩn

Đăm đăm trông nhạn về

Mây trời còn phiêu dạt

Lang thang trên đồi quê…

Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

Trong làng, mùi ổi chín quyến rủ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta nhớ những mùa thu đã qua…

(Nguyễn Trọng Tạo)

* Mùa mưa ở miền Nam

Đang mùa mưa. Mưa rả rích suốt ngày. Trời lúc nào củng mọng nước. Lúa chín rủ xuống. Bông lúa ướt nhép vàng sậm. Cứ đà này, mấy ngày nữa không gặt kịp, lúa gục xuống nước hết.

Trời xám. Đường xám màu bùn, nhầy nhụa. Dấu chân người bước nhoè nhoẹt. Vũng nước đọng màu xám ngắt. Vài hạt lúa rơi trên đường chưa kịp lẫn vào sình, vàng chói. Trên thân cây dừa đầu ngã ba bóng nhẫy vì nước mưa, tấm khẩu hiệu bằng giấy sủng nước. Những dòng chữ kẻ bằng mực xanh vẫn rõ ràng từng nét, tựa như nó được khắc hẳn vào thân cây. Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào, làm ta ngỡ như trời mưa lớn hơn…

(Hào Vũ)

Xem thêm Đề 11 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 tại đây

Xem thêm:  Soạn bài lớp 6: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan