Đề 9 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5


Đề 9 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Hướng dẫn

Đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

1. Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng ; cho biết những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa.

a) (1) Cái nhẫn bằng bạc.

(2) Đồng bạc trắng hoa xoè.

(3) Cờ bạc là bác thằng bần.

(4) Ông Ba tóc đã bạc.

(5) Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

(6) Cái quạt máy này phải thay bạc.

b) (1) Cây đàn ghi ta.

(2) Vừa đàn vừa hát.

(3) Lập đàn để tế lễ.

(4) Bước lên diễn đàn.

(5) Đàn chim tránh rét trở về.

(6) Đàn thóc ra phơi.

2. Đọc các cụm từ sau, chú ý từ in đậm:

a) Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.

b) Sao lá đơn này thành ba bản.

c) Saotẩm chè.

d) Sao ngồi lâu thế?

e) Đồng lúa mượt mà sao!

Nghĩa của từ sao được nói tới dưới đây phù hợp với từ saotrong cụm từ nào, câu nào ở trên?

– Chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản chính.

– Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô.

– Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân.

– Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục.

– Các thiên thể trong vũ trụ.

3. Trong bài Hoàng hôn trên sông Hương (Tiếng Việt 5, tập một) có đoạn tả cảnh như sau:

Xem thêm:  Bài viết số 3 lớp 6 đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,…)

Phía bên sông, xóm cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn…

(Theo Hoàng Phũ Ngọc Tường)

Em hãy cho biết: Đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động? Gợi tả được điều gì?

4. Tả ngôi trường có những cảnh vật đã từng gắn bó với em trong những ngày thơ ấu.

Xem thêm Đáp án đề 9 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 tại đây

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan