Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và hai đứa trẻ


Đề bài: Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

Một tác phẩm hay không chỉ cần có nội dung hấp dẫn mà còn cần đến những đặc sắc nghệ thuật nhất định. Có thể nói rằng có những đặc sắc nghệ thuật đã mang đến thành công và sự hấp dẫn cho tác phẩm. Ngoài cốt truyện hấp dẫn bất ngờ, chi tiết nghệ thuật mang những ý nghĩa sâu sa, những ngôn ngữ đậm chất vùng miền nào đó thì còn nhiều nghệ thuật khác nữa. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ cũng vậy. Hai tác phẩm có những đặc sắc nghệ thuật khác nhau thế nhưng nghệ thuật chung mà cả hai tác phẩm cùng có đó chính là nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối.

Trước hết nghệ thuật đó được thể hiện rất rõ trong tác phẩm chữ người tử tù. Như chúng ta đã biết thì nghệ thuật này được sử dụng thành công trong đoạn miêu tả cảnh Huấn Cao cho viên quan ngục chữ. chính nghệ thuật này đã mang lại những giá trị biểu đạt nôi dung của cảnh tượng đó và cũng có lẽ thế mà cảnh tượng ấy được xem là cảnh tượng chưa từng có.

Đầu tiên là ánh sáng trong đoạn ấy. có thể nói trong cảnh cho chữ ấy ánh sáng duy nhất chỉ có một ngọn đuốc soi sáng căn phòng. Ánh sáng ấy không thể rực rỡ mà chi đủ để huấn Cao có thể nhìn rõ mà viết chữ tặng quản ngục mà thôi. Thật vậy, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả thật chính xác cái ánh sáng ấy. ba con người chụm lại bên tờ giấy với ngọn đuốc đủ để thắp sáng cho Huấn Cao viết chữ.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tống biệt hành của nhà thơ Thâm Tâm- Văn lớp 11.

Thế mà bóng tối thì lại dày đặc, dường như ở đây không chỉ có sự tương phản giữa không gian cho chữ và không gian nhà tù, giữa người cho chữ và người nhận chữ thái độ của họ mà còn tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Chúng ta không thể nào quên được cái không gian bóng tối bao chùm ấy. Không gian thì toàn phân gián phân chuột ẩm thấp và ghê gớm. thế nhưng cái đẹp đã thăng hoa lấn át tất cả những điều đó. Lấy bóng tối để làm nên cho ánh sáng ấy Nguyễn Tuân nhằm nói lên sự thức tỉnh của con người khỏi những “bản nhạc xô bồ” của cuộc sống kia. Và ở đây nó chính là sự thức tỉnh của viên quan ngục.

Tiếp theo nghệ thuật đó cũng được thể hiện rất rõ trong tác phẩm hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Có thể nói rằng qua những miêu tả của Thạch Lam chúng ta thấy được rõ nghệ thuật ấy nhất là cảnh chợ tàn. Hình ảnh của phố huyện trong tác phẩm hiện lên như một miền quê bị lãng quê hình ảnh những cảnh chiều buông xuống gợi lên sự rơi rụng tàn tạ. Không chỉ thế mà khi nó về đêm khi những phiên chợ ồn ào kết thúc thì nó lại càng tàn tạ hơn. Nghệ thuật lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối của Thạch Lam vô cùng thành công trong việc biểu đạt nội dung. Nhà văn tài ở chỗ nói ánh sáng nhiều hơn nhưng người đọc vẫn thấy được sự dày đặc của bóng. Ánh sáng được nói đến như là hạt sáng, khe sáng, quầng sáng, bầu tròi hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, ánh sáng từ ngọn đèn Liên, hột sáng từ những ngọn đèn chị Tý thế nhưng nó không thể nào đấu lại nhưng bóng tối kia khi mà Thạch Lam chỉ dành cho nó có mấy câu văn. “Tối hết cả”, tối đường từ nhà ra ngõ đều thăm thẳm đen xì, có thể thấy rằng đó chính là lấy cái ít để nói cái nhiều.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu

Trong tác phẩm này còn sử dụng nghệ thuật miêu tả bóng tối, ánh sáng ở đoạn cuối khi tàu đêm đến. Đó là ánh sáng của đoàn tàu với những tia lửa như chớp, rồi ánh sáng rực trên những khoa hạng sang nhất lố nhố những người. Thế rồi khi ánh sáng ấy qua đi chỉ còn nhìn thấy đốm lửa hồng thì phố huyện lại ngập tràn trong bóng tối.

Có thể nói chính nghệ thuật ấy là hình thức cao hóa biểu thị nội dung của tác phẩm. Cả hai tác phẩm trên đều dùng ánh sáng và bóng tối để nói lên ý nghĩa của nội dung đó. Nếu như cảnh cho chữ diễn ra trong những ánh sáng bóng tối ấy nhằm nói lên sự thăng hoa của cái đẹp và sự gần gũi nhau của con người thì hai đứa trẻ sử dụng nghệ thuật ấy để nói lên sự tối tăm của cuộc sống nơi phố huyện. hay đó chính là sự nghèo đói lam lũ khổ cực, sự cầm cự sống của những con người nơi đây.

Tuy nhiên hai nhà văn, hai cách sử dụng nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích để nói lên những ý nghĩ của mình.

Trước hết là Nguyễn Tuân thì ở đây ông đã nói đến bóng tối nhiều hơn để cho thấy được sự tỏa sáng của ngọn đuốc kia dẫu cho nó chỉ là một nguồn ánh sáng. Bóng tối kia dù dày đặc nhưng lại không thể nào che lấp được ánh sáng kia. Đồng thời miêu tả như thế nhà văn muốn gửi đến ý nghĩa của cảnh tượng ấy là cái đẹp thăng hoa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng như con người xóa bỏ mọi ranh giới tăm tối để xích lại gần nhau hơn.

Xem thêm:  Cảm nhận cái ngông của Nguyễn Công Trứtrong Bài ca ngất ngưởng

Còn Thạch lam thì lại khác. Ông miêu tả ánh sáng nhiều hơn là bóng tối, nào khe sáng, hột sáng…bóng tối chỉ được diễn tả trong một hai câu văn.

Thế nhưng chúng ta lại thấy được ý đồ nghệ thuật của nhà văn đó chính là làm nổi bật bóng tối để cho thấy sự tối tăm đói nghèo của những con người nơi đây.

Qua đây ta khẳng định được một điều tác phẩm văn học hay thì thường có những nghệ thuật đặc sắc. Hai đứa trẻ và chữ người tử tù chính vì thế mà rất xứng đáng là một tác phẩm hay. Đồng thời hai nhà văn đó xứng đáng là một nhà văn giỏi.

Bài viết liên quan