Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà


Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà

Hướng dẫn

Đề bài: Em hãy phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà. Bài làm của một bạn học sinh lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh

Mở bài Giới thiệu bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà

Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh chính là vẻ đẹp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. Tác giả Lê Anh Trà trong tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của mình đã thể hiện được một cách sâu sắc nét đẹp hài hòa ấy của người cha dân tộc Hồ Chí Minh, cùng với đó chính là tình cảm trân trọng, kính yêu của một người con Việt Nam đối với người lãnh tụ vĩ đại ấy của dân tộc.

Thân bài Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà chính trị tài ba, xuất sắc, vị lãnh tụ vĩ đại đã đưa dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi ách áp bức, thống trị của quân xâm lược, đưa toàn thể nhân dân Việt Nam bước tới thời đại của hòa bình, độc lập, của tự chủ ăn minh. Công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam thì khó có thể kể hết bằng lời, mà nó luôn tồn tại, nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam về truyền thống, giá trị của độc lập, tự chủ, tinh thần tự hào dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến cả cuộc đời, tài năng và tuổi trẻ của mình cho dân tộc, cho đất nước. Trong bối cảnh đất nước chìm sâu trong khủng hoảng về đường lối, con đường cách mạng thì Người đã ra đi tìm đường cứu nước. Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của người kéo dài hơn hai mươi năm, trong những ngày tháng ấy, người đã làm nhiều nghề vất vả để sinh sống, học tập. Cuối cùng, Người đã đến với ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lê nin và con đường cách mạng vô sản, đây cũng chính là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến của cách mạng Việt Nam.

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa không chỉ ở Phương Đông mà cả ở Phương Tây. Trong cuộc hành trình của mình, Người đã đến nhiều nước, ghé thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ, người cũng đã từng làm việc và sống những ngày dài ở Anh, Pháp.

Xem thêm:  Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng... Nuôi lớn đời ta tự buổi nào." (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Trong cuộc hành trình ấy, Người đã không ngừng học hỏi, trau dồi vốn hiểu biết, cùng với quá trình làm việc mưu sinh, Người đã tự học hỏi những tinh hoa văn hóa của nhân loại, tìm hiểu về cuộc cách mạng ở các nước tư bản cũng như thuộc địa. Để có thể hiểu hết được tính chất của những cuộc cách mạng ấy, Người đã tự học nhiều thứ tiếng, đọc thông viết thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga….

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ mang trong mình một khát vọng cao cả, thiêng liêng, đó là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cả dân tộc, mà Người còn là một người ham học hỏi, tìm tòi, trau dồi vốn tri thức cho bản thân, mở rộng thế giới quan. Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại có nhiều am hiểu về nhiều dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa của các dân tộc, nghiêm cứu các cuộc đấu tranh của nhân dân vô sản trên thế giới, đồng thời Người cũng đi sâu tìm hiểu về chính các nước đế quốc để hiểu rõ hơn bản chất của kẻ thù dân tộc, từ đó xác định được những phương hướng đúng đắn cho cuộc cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người có trí tuệ, nhận thức sáng suốt, Người luôn chủ động trong việc học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, đồng thời cũng có những đánh giá, phê phán những mặt tiêu cực của chủ nghĩa đế quốc. Điều đáng nói ở đây là Người không tiếp thu một cách thụ động mà tiếp thu có sáng tạo, có sự vận dụng vào thực tiễn của hoàn cảnh thực tại của cách mạng nước nhà.

Người luôn làm chủ được những tri thức, những tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhưng điều đáng nói ở đây là người vẫn lưu giữ được những giá trị tốt đẹp của dan tộc, của Phương đông: “những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc của văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại…”

Xem thêm:  Phân tích tình huống độc đáo của truyện Vợ nhặt của Kim Lân để từ đó làm nổi bật tâm lý và số phận các nhân vật, làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm: hiện thực và nhân đạo

Không chỉ là một người có lí tưởng đẹp, một con người ham học hỏi, tìm tòi mà chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nếp sống vô cùng giản dị, mộc mạc. Mặc dù là Người là vị lãnh tụ đứng đầu của một đất nước, dân tộc nhưng nếp sống của người lại không giống với bất kì một vị lãn tụ nào khác trên thế giới. Người luôn sống một cuộc sống giản dị như những người nông dân Việt Nam bình thường.

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và cũng khó có thể tìm được một vị lãnh tụ thứ hai như vậy trên thế giới có phong cách sống, phong cách sinh hoạt giản dị đến vậy “…Người lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình…”. Lối sống giản dị thanh cao của người được tác giả lê Anh Trà ví như một vị tiên trong câu chuyện cổ tích, một con người siêu phàm mà ta không nghĩ có thể tìm kiếm được trong thực tại.

Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh sinh hoạt và làm việc đó chính là ngôi nhà sàn nhỏ đơn sơ, bên trong ngôi nhà đó cũng chỉ có vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ. Đồ đạc trong ngôi nhà cũng không thể đơn sơ hơn, đó là bàn làm việc, chiếc giường đơn, trang phục cũng vô cùng giản dị, đó chính là bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như những chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả Phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.

Có lẽ hình ảnh đọng lại sâu sắc nhất trong kí ức của mỗi người Việt Nam về Bác, đó chính là một vị lãnh tụ hiền từ trong bộ quần áo kaki bạc đã sờn màu. Có lẽ khó có thể tìm được một vị lãnh tụ thứ hai trên thế giới có cuộc sống giản dị mà thanh cao như Người. Bởi vậy mà chủ tịch Hồ Chí Minh trong tim mỗi người Việt Nam không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà Người còn ấp áp, gần gũi như người cha già của dân tộc.

Xem thêm:  Văn biểu cảm về sự vật, con người: Góp một đóa hồng ngày 8 - 3

Không chỉ trong trang phục, nơi sinh hoạt và làm việc mà ngay cả việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc. Người không ăn những món ăn ngon, sang trọng như những người lãnh đạo khác mà Người ăn những món ăn dân giã, đạm bạc như cuộc sống của bất kì người Việt Nam nào: “…những món ăn dân tộc không cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…”

Bác sống một mình với những tư trang ít ỏi, một chiếc va li con con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của cuộc đời. Tác giả Lê Anh Trà đã thể hiện sự ngưỡng mộ và tự hào trước phong cách sống trong sạch, thanh cao của người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh: “ Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như thế”.

Phong cách sống trong sạch, giản dị của người cũng giống như những nhà Nho, ẩn sĩ thời xưa từ bỏ chốn quan trường để trở về ẩn dật, sống chan hòa với thiên nhiên, đất trời như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú vui thuần đức:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Kết luận bài văn Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà

Ta có thể thấy ở đây lối sống giản dị và thanh đạm của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng giống như những vị danh nho xưa, đó là một nếp sống thực của một con người vĩ đại, hoàn toàn không phải sự thần thánh hóa hay làm cho khác đời. Đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần lạc quan, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác như tác giả Lê Anh Trà đã nhận xét.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

BÁC HỒ

HỒ CHÍ MINH

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

NHÀ SÀN BÁC HỒ

BAC HO

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan