Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn


Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Hướng dẫn

Đề bài: Phan tich Dap da o Con Lon. Em hãy phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của nhà thơ Phan Châu Trinh.

Mở bài: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Phan Châu Trinh (1872-1926) ông không chỉ là một nhà cách mạng yêu nước lỗi lạc mà ông còn là một gương mặt nhà văn, nhà thơ tiêu biểu với nhiều tác phẩm có giá trị. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là một bài thơ khá tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Phan Châu Trinh.

Thân bài: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Năm 1908, Phan Châu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì nên bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo; đến tháng sáu năm 1910, nhờ sự can thiệp của Hội nhân quyền Pháp, ông mới được tha. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được Phan Châu Trinh sáng tác trong lúc ông cùng tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho nở núi non”

Côn Lôn tức Côn Đảo, hòn đảo nằm phía đông nam của nước ta, nơi thực dân Pháp lập nhà tù giam cầm những chiến sĩ yêu nước và cách mạng. Ngay trong phần mở đầu của bài thơ, tác giả Phan Châu Trinh đã gợi ra tư thế hiên ngang, bất khuất của một con người yêu nước “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn”, tác giả như nêu ra tuyên ngôn sống, quan điểm sống về chí làm trai, đó là làm cho lẫy lừng, nở núi non, đó chính là khát vọng lập lên những chiến công hiển hách cho đất nước, cho dân tộc. Nói về chí làm trai, chúng ta chợt nhớ về những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Công Trứ:

Xem thêm:  Nói về xóm làng quê nội của em

“Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

Không chỉ gợi ra tư thế hiên ngang lẫm liệt, ở chí làm trai đầy mạnh mẽ mà Phan Châu Trinh còn tái hiện lại đầy chân thực hình ảnh đầy khỏe khoắn,mạnh mẽ của những con người mang trong mình sức mạnh của tình yêu nước, của lí tưởng tốt đẹp. Sự khỏe khoắn ấy được thể hiện trực tiếp qua những hành động:

“Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

Câu thơ đã gợi ra được tính chất công việc nặng nhọc, vất vả mà những người tù khổ sai như Phan Châu Trinh phải làm nơi Côn Đảo, đó chính là đập đá ở những vùng núi đã rộng lớn. Tuy nhiên, điều mà Phan Châu Trinh muốn nói đến ở đây không phải sự cực khổ của công việc mà nhấn mạnh đến hành động dứt khoát, mạnh mẽ của những người tù khổ sai. Công việc nặng nhọc này không những không làm khó được họ mà còn thể hiện được chí khí, sức mạnh hơn người của những người cách mạng, “đập bể mấy trăm hòn”.

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể chuyện con con”

Kết bài: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Những người làm cách mạng đã bị bắt và đầy ra Côn Đảo, thực dân Pháp đã bắt họ làm những công việc nặng nhọc nhằm làm thui chột ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước, nhưng chúng đâu biết được càng khó khăn, gian khổ bao nhiêu thì những người tù khổ sai này càng cháy lên tinh thần yêu nước, càng thấm đượm tình quê hương cũng như khát khao tiêu diệt quân cướp nước. Nắng mưa chẳng thể làm sờn lòng những con người yêu nước, những khó khăn này với họ cũng chỉ là những chuyện con con. Qua đây ta cũng thấy được tinh thần mạnh mẽ, lạc quan của những người làm cách mạng.

Xem thêm:  Viết thư cho bạn tâm sự về niềm say mê học tập của mình

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CÔN LÔN

ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

PHAN CHÂU TRINH

PHAN CHAU TRINH

Theo Khotangvan.com

Bài viết liên quan