Phân tích bài thơ “Tiểu đội xe không kính”


Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài thơ “Tiểu đội xe không kính”

Có những bài thơ đã đi cùng năm tháng, không bao giờ bị phai nhòa bởi thời gian như bài “Tiểu đội xa không kính” của Phạm Tiến Duật. Bài thơ này được viết vào năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra hết sức ác liệt, mỗi khi đọc bài thơ này nó như làm sống lại thời kì gian khổ, nhưng lạc quan yêu đời cũng những người chiến sĩ.

Bài thơ ra đời năm 1969, khoảng thời gian này Đế quốc Mỹ đang thả hàng ngàn tấn đạn, tấn bom và cả chất độc hóa học xuống con đường chiến lược- đường Hồ Chí Minh hay còn gọi là đường Trường Sơn. Con đường đó chính là con đường mà Miền Bắc tiếp viện cho Miền Nam thân yêu. Những chiếc xe chở quân tiếp viện, lương thực đều đi qua đây mà bom Mỹ thì ngày đêm dội xuống. Bài thơ cũng chính là hình ảnh những chiếc xe chiến đấu đối mặt với bom mìn, chất độc để đến với miền Nam. Những chiếc xe mà tác giả miêu tả thật là độc đáo đó là những chiếc xe không có kính:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Đó chính là lí do tại sao chiếc này đặc biệt, chiếc xe vì chiến đấu với bom đạn cho nên kính đã vỡ hết, nhưng những người chiến sĩ vẫn:

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về cho và nhận

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như xa như ùa vào buồng lái”

Đây như một đoạn phim quay nhanh, những người chiến sĩ nhìn thấy rất nhiều thứ, rất nhanh và cho ta thấy tốc độ của chiếc xe cứ phi xuốt ngày đêm lướt bay trong bom đạn, những người chiến sĩ vẫn ngồi đó và ung dung lái. Dù là vất vả gian khổ nhưng những người chiến sĩ vẫn rất lạc quan yêu đời. Vừa thấy gió và giờ đến bụi: “không có kính, ừ thì có bụi” nhưng những người chiến sĩ anh dũng ấy họ không thấy xấu hổ vì bẩn mà con chêu đùa nhau rất vui vẻ: “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!” Tất nhiên có lúc nắng thì cũng sẽ có lúc mưa, nhưng xe không có kính thì: “không có kính, ừ thì ướt áo” vẫn cứ thái độ ấy ung dung và lạc quan dù mưa có tuôn ướt hết, xối xả thì những người chiến sĩ ấy vẫn sẽ thấy nói những điều lạc quan: “mưa ngừng gió lùa mau khô thôi”. Giữa những chặng đường sẽ có lúc nghỉ ngơi, nhưng sợ bị phát hiện nên chỉ có thể nghỉ ngơi ở trong rừng và lúc này những người chiến sĩ họ gặp nhau, tâm sự với nhau cùng ăn cơm với nhau như gia đình:

Xem thêm:  Nghị luận về hiện tượng xã hội qua câu”Được sinh ra trên đời đã là một niềm hạnh phúc”

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là chung gia đình đấy”

Bếp Hoàng Cầm chính là loại bếp khi nấu sẽ không có khói bay lên, như vậy mới tránh bị kẻ thù phát hiện. Nghỉ ngơi ăn uống xong sẽ lại tiếp tục lên đường đi đến chiến trường. Ở khổ thơ cuối chúng ta không chỉ bắt gặp những chiếc xe không có kính mà còn thêm cả là những chiếc xe không có đèn: “không có kính rồi xe không có đèn”. Cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh ngày càng tăng lên, nhưng những người chiến sĩ của chúng ta vẫn:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Đó chính là tinh thần của những người chiến sĩ dũng cảm, chỉ cần có một trái tim yêu nước, căm thù giặc quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, chiếc xe vãn sẽ chạy cho đến khi không còn trái tim nữa mới thôi.

Qua bài thơ này chúng ta thấy được thời kì chiến tranh thật khốc liệt và những người chiến sĩ anh dũng, lạc quan yêu đời. Bằng hiện thực chiến tranh với cái tài của nhà thơ ta đã thấy được hình ảnh những chiếc xe không kính trở những người chiến sĩ anh hùng thật độc đáo và làm xúc động lòng người.

Bài viết liên quan