Phân tích bài thơ Tống biệt hành của nhà thơ Thâm Tâm- Văn lớp 11.


Đề bài: Phân tích bài thơ Tống biệt hành của nhà thơ Thâm Tâm- Văn lớp 11.

Bài làm

Nhà thơ Thâm Tâm là một nhà văn tiêu biểu, trong nền thi ca của nước nhà. Ông là một nhà thơ mà trong mỗi tác phẩm của mình đều thể hiện sự buồn sầu trước cảnh nhân tình thế thái, thơ ông luôn phảng phất nét cổ điển đôi chút giống thơ Đường. Có đôi khi lại hiện đại giống thơ mới.

Đọc thơ của Thâm Tâm người đọc luôn cảm nhận được sự suy tư, u sầu chứa ẩn bên trong là một tâm hồn yêu nước, đau buồn trước cảnh nhân tình thế thái bế tắc không tìm ra lối thoát cho cuộc sống của người dân.

Bài thơ Tống Biệt Hành là một bài thơ khá là nổi tiếng, thể hiện phong cách của nhà thơ Thâm Tâm, thể hiện được những cảm hứng sáng tác sâu sắc của nhà thơ.

Bài thơ viết về một cuộc chia tay giữa hai người bạn tri kỷ, không phải người yêu người thân nhưng lại gắn bó sâu sắc hơn cả người thân.

Đưa người, ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”

Buổi chia tay thể hiện không khí lưu luyến, kẻ ở người đi hoàn cảnh diễn ra ở buổi chiều khi hoàng hôn vừa tắt nắng, những ánh nắng chiều chỉ còn le lói, không gian mênh mông tại một bến sông xa vắng. Thời gian, và không gian gợi lên trong lòng người sự tiếc thương vô hạn.

Xem thêm:  Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Cảnh chia ly, cộng với không gian và thời gian làm cho nỗi buồn của người lữ khách càng thêm sâu sắc. Trong cuộc chia ly sự xuất hiện của hình ảnh bóng chiều làm cho mỗi câu thơ trở nên gợi buồn nhiều hơn.

“Đưa người ta chỉ đưa người ấy

Một giã gia đình một dửng dưng”

Hai câu thơ này gợi ra cho người đọc về khung cảnh của cuộc chia tay, đó không phải là một cuộc chia tay đông vui, mà chỉ là một cuộc tiễn biệt giữa hai người tri kỷ. Nó thể hiện sự ra đi lặng lẽ của người đi và sự yêu mến của người ở lại.

Trong mỗi câu thơ người đọc thấy được tình cảm gắn bó của hai người bạn tri kỷ này. Thể hiện những ân tình sâu nặng của hai tâm hồn đồng điệu.

Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ

Chí nhớn chưa về bàn tay không

Thì không bao giờ nói trở lại

Ba năm mẹ già cũng đừng mong”

Người đi mong muốn mình sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Trong lòng không muốn người ở nhà, những người thân của mình vấn vương mong đợi. Trong từng câu từng chữ của mình, người ra đi đều thể hiện quyết tâm cao độ của việc phải làm nên sự nghiệp, công danh vang dội thì mới trở về.

Quyết tâm ý chí cao ngút ngàn của người ra đi khi dứt áo, bỏ lại sau lưng người mẹ già mong ngóng chờ trông người con trai của mình quay về quê nhà.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn

“Ta biết người buồn chiều hôm trước

Bây giờ mùa hạ sen nở nốt

Một chị, hai chị cũng như sen

Khuyên nốt em trai dòng lệ sót”

Sự ra đi không hẹn ngày trở lại này không chỉ khiến cho tác giả cảm thấy xót xa, chua chát mà còn là sự mất mát vô cùng lớn trong lòng người đi. Nó thể hiện sự lưu luyến, với những kỷ niệm với những người con gái ở quê nhà. Hình ảnh mùa hoa sen tươi đẹp với những cô gái thật thà, chân thành khiến người ra đi cảm thấy xuyến xao.

Ta biết người buồn sáng hôm nay

Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay

Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc

Gói tròn thương tiếc, chiếc khăn tay”

Ngoài mặt người đi tỏ thái độ quyết tâm dửng dưng khi ra đi làm việc lớn. nhưng thực sâu trong đáy lòng người ra đi rất quan tâm tới những người ở lại quê nhà. Thương nhớ những kỷ niệm gắn bó với tuổi thơ của mình

Giờ phút chia tay hình ảnh những người mẹ, người chị, những em nhỏ ngây thơ khiến cho người ra đi không khỏi lưu luyến bước chân của người đi như nặng tựa ngàn cân. Nhưng một ý chí lớn quyết làm thì không thể nào nao núng, hay lùi bước ra đi.

“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!

Mẹ thà coi như chiếc lá bay

Chị thà coi như hạt bụi

Em thà coi như hơi rượu say”

Trong những câu thơ này thể hiện quyết tâm của người ra đi. Một khi chưa hoàn thành đại sự, chưa hoàn thành mục đích của cuộc đời thì người ra đi sẽ không quay trở về. Mọi sự vương vấn, núi kéo, những giọt nước mắt biệt ly được người ra đi hóa thành sức mạnh để quên đi.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh mùa xuân tuổi trẻ tình yêu trong Vội vàng của Xuân Diệu

Tất cả đều bỏ lại sau lưng, không vương vấn tơ vương lưu luyến có như vậy mới mong làm nên sự nghiệp lớn cho cuộc đời mình.

Bài thơ Tống biệt hành của nhà thơ Thâm Tâm nói lên cuộc chia ly vô cùng xúc động, nhiều tình cảm lưu luyến giữa kẻ ở người đi. Người ra đi mang theo chí lớn mong muốn tạo dựng sự nghiệp của riêng mình nên quyết tâm dứt khoát, không vương vấn, thể hiện ý chí làm trai của người đàn ông sống trong cuộc đời này.

Nguồn: Văn mẫu hay

Bài viết liên quan