Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (lớp 10)


Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (lớp 10)

Dàn ý

I. Mở bài

– Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du trong thi đàn văn chương Việt Nam

– Tác giả đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật của mình đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều

II. Thân bài

  1. Vẻ đẹp của Thúy Kiều

– Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn

– Thúy Kiều mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến cho thiên nhiên cũng phải ganh tị

– Nhan sắc và sự tài hoa của Thúy Kiều báo hiệu cho một dự cảm không lành, một số phận éo le, bất hạnh

  1. Các đức tính tốt đẹp của Thúy Kiều

* Chữ hiếu: Kiều bán mình để chuộc cha và em làm tròn đạo hiếu

* Chữ nghĩa:

+ Thúy Kiều trong tình yêu luôn thủy chung, son sắt, một lòng thương yêu Kim Trọng, nhưng tình yêu không trọn vẹn, nhờ em Thúy Vân tiếp nối mối tình dang dở của mình

+ Nhưng số phận của Kiều gặp nhiều éo le

+ Mối tình với Thúc Sinh, Thúy Kiều trở thành vợ lẽ, chịu cảnh ghen tuông của Hoạn Thư

+ Mối tình với Từ Hải thì ngắn ngủi

III. Kết bài

Nêu cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều

+ Là đại diện cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

+ Lên án, tố cáo một xã hội bất công, thối nát đẩy con người vào tình cảnh éo le

Bài viết liên quan