Phân tích tác phẩm Bắt cá sấu rừng U Minh Hạ


Phân tích tác phẩm Bắt cá sấu rừng U Minh Hạ

Mở bài Phân tích tác phẩm Bắt cá sấu rừng U Minh Hạ

Sơn Nam còn có bút danh khác là Phạm Anh Tài. Ông tham gia cách mạnh từ năm 1945 và hoạt động văn nghệ thời kháng chiến chống Pháp ở khu Ĩ. Từ năm 1945 đến năm 1975 ông làm báo viết văn ở Sài Gòn. “Hương rừng Cà Mau” là một trong những tác phẩm chính của ông được viết thời kháng chiến chống Pháp. “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” được trích trong tác phẩm này. Đoạn trích xoay quanh việc bắt sấu của ông Năm Hên, từ đó làm nổi bật nên sự gan góc tài trí của con người nơi vùng sông nước.

Thân bài Phân tích tác phẩm Bắt cá sấu rừng U Minh Hạ

Sức hấp dẫn của Bắt sấu rừng U Minh Hạ trước hết là ở lối trần thuật đưa người đọc, cùng với nhân vật truyện đi từ bất ngờ này đên bất ngời khác, từ chuyện lạ này đến truyện lạ kia. Điều kì lạ thứ nhất bắt nguồn từ sự xuất hiện ở ông Năm Hên với bài hát ông hát từ sớm tới chiều, vừa hát vừa bơi xuồng tới lui theo rạch:

Hồn ở đâu đây?
Hồn ơi! Hồn hỡi!
Xa cây xa cối,
Xa cội xa nhành,
Đầu bãi cuối gành,
Hùm tha, sâu bắt,
Bởi vì thất ngặt,
Manh áo chén cơm,
U Minh đỏ ngòm,
Rừng tràm xanh biếc!
Ta thương ta tiếc,
Lập đàn giải oan…

Lời bài hát là sự tiếc thương của ông với những người đã bỏ mạng vì cá sấu ở U Minh. Và đặc biệt ngay chính anh trai ông cũng bị sấu ở ngã ba Đình bắt mất. Từ đấy ông mới quyết trả thù cho anh, hành nghề bắt cá Sấu.

Vùng đất U Minh quả thực giàu có với những kênh rạch, rừng tràm, bãi sũ, nhiều tôm cá, thú quý, chim hiếm… quả là nơi “rừng vàng biển bạc” nhưng để khai thác được thiên nhiên nơi đây cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, hiểm nguy đặc biệt là cá sấu. Đây là một loài vật hung dữ, nguy hiểm bậc nhất nơi rừng nước.

Nghe tin cá Sấu ở ngọn rạch Tàu đã bị phát giác, ông Năm Hên đã tìm đến đây để bắt cá Sấu. Điều kì lạ thứ hai là ở cách bắt sấu của ông,ông chỉ đi với một mình Tư Hoạch và bắt sấu bằng hai tay không. Điều khó khăn dường như không thể, mới     đầu dân làng nghe còn nửa tin nửa ngờ ngỡ là ông lừa gạt nhưng khi ông bắt xong, “bốn mươi lăm con còn sống nhăn” thì cả dân làng mới tin vào sự phi phàm, hi hữu có một không ai của ai. Cách bắt sấu của ông thật thông minh, tài trí, sau khi ông đã nhòm địa hình xong xuôi liền ngồi xuống uống một chung rượu, “đào một đường nhỏ ngày một cạn từ bờ ao lên rừng chừng mười thước sau đó bứt một nắm dây cóc kèn, đốn một cây mốp tươi, chặt ra khúc chừng ba tấc. Lửa châm vô sậy đế, cóc kèn xung quanh, bắt cháy xuống đám sậy đế trong ao. Chập sau, bị khói bay cao mắt, ngập thở, phần thì nước xôi nóng, sấu bò lên rừng theo con đường đào sẵn hồi nãy. Tức thời, ông Năm Hên chạy lại. Sấu hung hăng đòi táp ổng. Ổng đút cô miệng sấu một khúc mốp lớn, muốn há miệng cho rộng để nhả ra cũng không được. Sấu bị khúc mốp khóa miệng, còn cái đuôi đập qua đập lại. Ông Năm xách cây mác, nhắm ngay sau lưng sấu mà xăn nhè nhẹ để cắt gân đuôi. Đuôi sấu bị liệt. Thế là yên trí, lấy dây cóc kèn trói thúc ké hai chân sau của nó lại”. Quá trình bắt sấu diễn ra nhanh chóng và nghe thật nhẹ nhàng, bắt sấu không phải việc dễ dàng nhưng nhờ trí thông minh của ông Năm Hen mà việc diễn ra thật suôn sẻ. “Thực là bực thánh xứ này rồi! Mưu kế như vậy thực quá cao cường..” Tài năng của ông đã thực sự chinh phục được những người dân nơi đây. Ông Năm Hên nhân vật chính Ông là một người trọng nghĩa khinh tài. Là một con người thật thà, đôn hậu, ông Năm Hên hành động vì nghĩa, không mang lợi lộc gì cho mình. Ông tâm sự: “Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quý đó”. Người đọc hiểu ra, khi mới đến đây xưng tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, ông đã cải chính cách gọi về nghề nghiệp của mình là “bắt sấu” chứ không phải “câu sấu” là thể hiện sự ẩn giấu một niềm tự hào thầm kín về công việc của mình, một công việc  hoàn toàn vì nghĩa. Ông thấy việc cần là làm, thấy người hoạn nạn là không ngại hiểm nguy ra tay giúp đỡ, chẳng chút tính toán thiệt hơn: “không màng thứ phú quý đó”.

Xem thêm:  Trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên một quan niệm: “Chuyện... ta”. Anh (chị) có cho rằng, ... , ông cha cho đến lớp người đi

Sức hấp dẫn của bắt sấu rừng U Minh Hạ còn bắt nguồn từ những chi tiết gợi tả không khí. hình ảnh bầy sấu, bốn mươi lăm con, “đen ngòm như khúc cây khô dài” bơi theo xuồng Tư Hoạch cũng là một hình ảnh ghê sợ. Có người “toàn chạy vào nhà trốn”, có người lâm râm khấn vái tưởng như có quỷ thánh hiện lên trừng phạt,… đều là những chi tiết gợi không khí kinh hoàng trước một hiện tượng ghê gớm “một đời người mới có một lần”. Đặc biệt là qua tiếng hát của ông Năm Hên, “Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ, bi ai”. Ông vừa hát vừa cầm bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại, trông thật ghê rợn. Hát mà như tiếng gọi hồn, hát mà như lời nài ni, giải oan cho những kiếp người… “có tiếng khóc sụt sùi đâu đây. Đó là vài cụ già, bà lão chạnh nhớ đến tổ tiên, bạn bè của mình, biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đó rừng xanh, có thân nhân của họ đã bỏ thân vì đàn sấu này”. Tất cả đều là những chi tiết hết sức gợi cảm, tạo nên không khí một cõi tâm linh bao trùm lên vùng đất u Minh Hạ, trong đó, tưởng như có tiếng khóc than của linh hồn bao kiếp người phải vùi thân nơi đầm lầy, sông nước này…

Kết luận Phân tích tác phẩm Bắt cá sấu rừng U Minh Hạ

Sơn Nam đích thực là nhà văn của cảnh và người miền cực nam Tổ quốc. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết, mỗi câu văn của ông đều gợi lên linh hồn của nơi quê hương sông nước đã sinh ra ông. Và tâm hổn rất mực thuỷ chung ân nghĩa của ông, ông cũng gửi vào những dòng chữ đó. Thấm đượm trong mỗi trang viết là tình yêu thiết tha của nhà văn với quê hương đất nước quê hương. Truyện của ông  còn hấp dẫn người đọc bằng cách dựng truyện li kì, nhân vật giàu sức sống, ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ, “Bắt sấu rừng U Minh” đặc biệt thể hiện rõ những điều này.

Bài viết liên quan