Phân tích tâm trạng của Tản Đà trong bài thơ Muốn làm thằng cuội


Phân tích tâm trạng của Tản Đà trong bài thơ Muốn làm thằng cuội

Mở bài Phân tích tâm trạng của Tản Đà trong bài thơ “Muốn làm thằng cuội”

Tản Đà  là một người đa tài ông vừa làm thơ, viết văn, lại còn là một nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam thế kỉ XX. Tản Đà ông tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu một người con của Ba Vì, Hà Tây. Bút danh Tản Đà cũng chính là sự kết hợp giữa núi Tản Viên và con sông Đà quê hương ông điều đó cho chúng ta thấy ông là một người yêu quê hương đất nước. Ông là một người luôn luôn sống đúng mực, thẳng tính, sống với đúng chất là con người thật của mình, ông là người có cá tính mạnh mẽ. Thơ của ông chủ yếu là phong cách thơ “ngông”, nhưng cũng lãng mạn, tình tứ và thơ của ông chủ yếu là làm về hiện thực cuộc sống. Tiêu biểu có tác phẩm “Muốn làm thằng Cuội” phản ánh rõ điều này.

Thân bài Phân tích tâm trạng của Tản Đà trong bài thơ “Muốn làm thằng cuội”

Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” in trong tập “Khối tình con” (1916). Bao chùm bài thơ là tâm trạng buồn chán, thất vọng cuộc đời của nhà thơ. Và thái độ không dung hòa với hiện tại và muốn sống ở một nơi vui vẻ cùng mây gió vui đùa.

Mở đầu bài thơ là tâm trạng ngán ngẩm, chán nơi trần thế ông đã bật lên một lời gọi “chị Hằng ơi!” ông muốn lên chơi với chị Hằng, ở nơi trần thế ông thấy mình thật cô đơn:

Xem thêm:  Trong vai cô bé kể lại truyện Cô Bé Bán Diêm của An-đéc-xen

“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.”

Một lời than thở, một nỗi sầu vô bờ bến của tác giả được cất lên ngay ở đầu bài thơ kết hợp với giọng điệu thân thiết pha thêm chút mỉa mai, âu sầu vì cuộc đời qua nhiều kẻ bon chen vì công danh: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”. Đây chính là thái độ của ông đối với thực tại, ông không chấp nhận thực tại, không dung hòa, bất hòa với nơi trần thế.

Ông muốn đến một nơi khác, tầm cao và xa hơn không có những người bon chen và ẩn xa nơi trần tục, ông cất tiếng hỏi dò:

“Cung quế đã có ai ngồi đó chửa?”

Ông ước mình được lên cung trăng để vượt lên trên cái thấp hèn, đó là nơi mà ông ước mơ được sống để không phải lo nghĩ chuyện đời.

“Cành đa xin chị nhắc lên chơi”.

Câu thơ khiến cho người đọc cảm thấy, ông muốn như một đứa trẻ muốn phiêu lưu vào chốn cổ tích, các từ như “cung quế”, “cành đa” nhắc ta nhớ chuyện cổ tích chú Cuội vì bám theo cây thuốc quý mà bay lên tận cung trăng rồi ở đó luôn. Cũng vì như vậy mỗi khi ta nhìn lên mặt trăng vẫn thường thấy có gì đó trong mặt trăng giống như là cây đa vậy. Tác giả muốn mình được vui chơi như trẻ thơ để không phải đối mặt với thực tại, đối mặt với những bon chen trong xã hội. Tác giả muốn lên đó để vui cùng mây, gió cuốn đi hết những nỗi buồn mà tác giả đang thấy:

Có bầu có bạn, can chi tủi

Cùng gió cùng mây thế mới vui.

Tác giả muốn lên cung trăng để có bạn bè quên đi hết những thứ ngán ngẩm, chán nản và giải tỏa hết nỗi sầu. Ở nơi trần thế, ông cô đơn, ông muốn được bầu bạn nhưng ông muốn có những người bạn đúng nghĩa không muốn có những người bạn kết bạn với ông chỉ là muốn được ông giúp đỡ.

Hai câu kết cho ta thấy trong thơ ông không chỉ có “ngông” mà còn có sự lãng mạn, tình tứ:

“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười”

Độc đáo và lãng mạn, rằm tháng tám hay còn gọi là Tết Trung Thu đây là một cái tết mà mọi người cùng nhau xum họp, cắt bánh trung thu cùng nhau ăn rồi ngồi ngoài trời ngắm trăng. Trăng rằm tháng tám được coi là trăng sáng nhất và tròn nhất trong năm. Trẻ em thì ra ngoài đường rước đèn, có nơi còn tổ chức múa lân. Thật sự là rất vui và nhộn nhịp, nơi trần thế là vậy. Còn tác giả thì lại rất khác, tác giả muốn tựa lưng vào chị Hằng rồi hai người cùng nhìn xuống thế gian, nhưng có phải là cười vì vui không hay còn ẩn tình khác ở đây? Đúng vậy từ “cười” còn cho thấy rằng tác giả đang đứng ở vị trí cao hơn và cười diễu cợt, ông ở một nơi rất cao ông có thể nhìn rõ toàn bộ việc đời, ông cười những cái nhỏ nhen, những thứ đáng khinh ở nơi trần thế. Trong thơ của ông đúng là hiếm có, các thi sĩ ở thời đại này nếu họ thấy bất lực với cuộc sống hiện tại họ thường hay ở ẩn về những nơi thiên nhiên cho tâm hồn thoải mái. Còn Tản Đà, ông lại chọn cho mình một vị trí cao hơn để nhìn rõ và thấu hiểu nơi trần thế, ông tìm vào nơi tưởng tượng, nơi không có thật để trốn đời.

Xem thêm:  Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em biết (Phát Diệm)

Kết luận bài văn: Phân tích tâm trạng của Tản Đà trong bài thơ “Muốn làm thằng cuội”

Cả bài thơ chính là một giấc mộng kì thú, là niềm khao khát của ông muốn được sống trong cuộc đời tươi đẹp và được sống trong những mộng tưởng của mình để không vướng bận chuyện thế gian. Bài thơ còn thể hiện nỗi chán ghét của ông ở nơi trần thế, nơi mà ông đang ở nói rất nhỏ nhen và bon chen làm cho ông cảm thấy mệt mỏi. Không phải là ông chán ghét thực tại là không yêu nước, bài này còn nói lên niềm yêu nước thầm kín của ông- nỗi buồn là xuất phát từ nỗi nhục của người là nô lệ và ước muốn muốn được sống trong tự do, hạnh phúc nên ông mới ước mơ, ước mơ một ngày không phải sống trong cảnh suốt ngày nhìn thấy sự áp bức, cực khổ.

Bài viết liên quan